Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia khác, nhóm máu O đã ngày càng trở nên khan hiếm, khiến cho việc cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân càng trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần.
TS Trương Hồng Sơn khẳng định việc không có tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật thận nhân tạo đầy đủ là nguyên nhân chính khiến thảm hoạ Y tế lớn nhất trong lịch sử xảy ra.
Ngày 23/3, Tổng hội Y học Việt Nam đã có văn bản gửi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình; Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình; Công an tỉnh Hòa Bình đề nghị xem xét việc truy tố đối với BS. Hoàng Công Lương trong sự cố chạy thận nhân tạo xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình làm 8 bệnh nhân tử vong vào tháng 5/2017.
Bác sĩ Hoàng Công Lương không phải là người có vai trò trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng nước sau khi bảo dưỡng.
Thời gian vừa qua sự cố y khoa ở Hoà Bình không những là sự mát mát lớn đối với gia đình 8 nạn nhân mà còn thu hút sự chú ý lớn đối với tất cả đội ngũ thầy thuốc, với dư luận xã hội. Những kết luận và kỷ luật đã được ra với các cá nhân và tập thể, thậm chí sắp tới đây sẽ có những án phạt nặng nề hơn. Nguyên nhân trực tiếp của sự việc cũng đã và đang được hội đồng chuyên gia và các cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, các nguyên nhân tiềm ẩn từ lỗi hệ thống chưa được nhận diện một cách rõ ràng để hiệu chỉnh nhằm giảm thiểu nguy cơ từ sự cố y khoa.
“Tổng hội Y học VN sẽ tìm giải pháp hỗ trợ pháp lý cho BS Hoàng Công Lương”, TS.BS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết.
Sáng nay, ngày 29/6/2017, Tổng Hội Y Học Việt Nam đã có văn bản chính thức đề nghị Công an tỉnh Hoà Bình cho BS Hoàng Công Lương được tại ngoại trong quá trình điều tra vụ 8 người tử vong khi chạy thận và đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét đầy đủ các yếu tố khách quan nhằm tránh oan sai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của BS Lương.