Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nghiên cứu “Suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã địa bàn khó khăn và đề xuất một số giải pháp cải thiện”

Nghiên cứu “Suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã địa bàn khó khăn và đề xuất một số giải pháp cải thiện” được thực hiện dưới sự chủ trì của Tổng hội Y học Việt Nam và đơn vị thực hiện là Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Nghiên cứ được thực hiện trong thời gian 07 tháng (từ tháng 05/2023 đến tháng 11/2023). Mục tiêu chung của nghiên cứu là góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Hà Giang và Kon Tum, với 02 mục tiêu cụ thể bao gồm:

(1) Đánh giá tình trạng SDD thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã tại 2 tỉnh Hà Giang và Kon Tum,

(2) Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ SDD, đặc biệt là SDD thấp còi và gầy còm tại các xã địa bàn khó khăn.

Nghiên cứu được thực hiện tại 02 tỉnh: Hà Giang và Kon Tum, trong đó tại Hà Giang thực hiện tại xã Lạc Nông và xã Yên Cường – thuộc huyện Bắc Mê và tại Kon Tum thực hiện tại xã Ya Xiêr và xã Sa Nghĩa – huyện Sa Thầy. Được áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tổng cộng có 400 trẻ em dưới 5 tuổi và 200 bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi tham gia vào nghiên cứu định lượng, và 32 cán bộ y tế cùng 24 bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi tham gia vào nghiên cứu định tính. Đối với nghiên cứu định lượng, nghiên cứu thu thập số liệu cân đo trực tiếp và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Đối với nghiên cứu định tính, nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.

Nghiên cứu được thông qua đề cương trước Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học vào ngày 21/12/2022.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Hà Giang và Kon Tum vẫn còn cao, với nhiều hạn chế trong kiến thức, thực hành của bà mẹ, hạn chế trong chế độ ăn của trẻ và đặc biệt là những hạn chế trong công tác phòng chống SDD tại 2 khu vực địa bàn nghiên cứu.

Theo đó, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi tại Hà Giang và tại Kon Tum lần lượt là  26,5% và 25,5%, và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD gầy còm tại Hà Giang và tại Kon Tum lần lượt là 9%, và 7,5%. Đây là mức tỷ lệ SDD thuộc mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.

Đối với các bà mẹ, thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em tại cả 2 tỉnh còn nhiều điểm chưa đúng, trong đó tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đúng về việc cho trẻ ăn bổ sung/ăn dặm có tỷ lệ tương đối thấp. Chế độ ăn của trẻ tại 02 địa bàn nghiên cứu cũng gặp nhiều hạn chế, khi tỷ lệ các trẻ không được cung cấp đủ các nhóm thực phẩm cần thiết vẫn còn cao – đặc biệt là trong việc bổ sung dầu mỡ, trái cây và sữa vào các bữa ăn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều bất cập trong công tác phòng chống SDD trẻ em trên địa bàn 2 tỉnh, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính. Cơ sở vật chất thiếu thốn từ những vật dụng cơ bản nhất, nhân lực không đủ để thực hiện khối lượng công việc rất lớn, chất lượng chuyên môn nguồn nhân lực không được đảm bảo, thiếu hụt các hoạt động liên quan đến vấn đề dinh dưỡng do thiếu kinh phí, truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng chưa hiệu quả... là những nguyên nhân nổi bật bên cạnh các vấn đề khó khăn chung xuất phát từ thực tiễn đời sống của người dân như nghèo đói và phong tục tập quán lạc hậu.

Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp, bao gồm các giải pháp mang tính chính sách chung và các giải pháp cụ thể tại từng khu vực nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng SDD tại 02 địa bàn nghiên cứu. Theo đó, cần xây dựng các chính sách đặc thù tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động phòng chống SDD, đặc biệt là mục tiêu giảm SDD thấp còi và gầy còm thông qua điều phối nguồn lực phù hợp cho các vùng khó khăn. Một số giải pháp cụ thể cũng được khuyến nghị như xây dựng gói hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt, vận động chính sách hỗ trợ, thay đổi phương pháp và cách thức truyền thông giáo dục dinh dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực và huy động sự chung tay của các Hội, đoàn thể, các tổ chức trong nước và ngoài nước. 

Một số hình ảnh của nghiên cứu

Cân đo đối với trẻ em dưới 5 tuổi
 
Thảo luận nhóm với bà mẹ
 
Thảo luận nhóm với cán bộ y tế
 
Phỏng vấn với bà mẹ
Bảo vệ đề tài trước hội đồng khoa học
Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng