Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu của tình trạng tăng progesterone

Progesterone là một loại hormone chịu trách nhiệm chuẩn bị nội mạc tử cung (lớp màng lót tử cung) để mang thai. Mức progesterone thường tăng lên sau khi rụng trứng.

Progesterone cao thường liên quan đến thời điểm ngay trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai. Nếu bạn không mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể sẽ giảm và điều này gây ra kinh nguyệt. Nếu có thai, progesterone tiếp tục kích thích cơ thể cung cấp máu nuôi thai nhi đang phát triển.

Mức progesterone cũng duy trì ở mức cao trong suốt thai kỳ và thậm chí có thể cao hơn nếu bạn đang mang nhiều hơn một em bé.

Tuy nhiên, mức progesterone cũng có thể tăng lên nếu bị u nang buồng trứng, rối loạn tuyến thượng thận hoặc ung thư buồng trứng. Các triệu chứng tăng progesterone có thể khó xác định vì nhiều  người thường nghĩ đó là do kinh nguyệt hoặc mang thai. Bài viết này thảo luận về các triệu chứng tăng progesterone  và khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ.

Các triệu chứng thường gặp

Sự gia tăng progesterone khi cơ thể bạn chuẩn bị cho quá trình thụ tinh có liên quan đến các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm:

  • Sưng vú
  • Căng ngực
  • Đầy bụng
  • Lo lắng hoặc kích động
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Ham muốn tình dục thấp 
  • Tăng cân

Các biến chứng của tăng progesterone

Chỉ riêng tăng progesterone không gây ra các biến chứng về sức khỏe, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy có bất thường trong cơ thể của bạn. 

Tăng progesterone có thể xảy ra khi bị tăng sản thượng thận bẩm sinh. Căn bệnh hiếm gặp này ảnh hưởng đến các tuyến thượng thận. Tăng progesterone là kết quả của việc thiếu enzyme 21-hydroxylase. Tăng sản thượng thận bẩm sinh sẽ phá vỡ sự cân bằng sản xuất hormone (sản xuất thiếu hoặc thừa) và có thể gây ra biểu hiện đặc điểm nam nhiều hơn. Các bé gái bị tăng sản thượng thận bẩm sinh nặng có thể được sinh ra với cơ quan sinh dục không rõ ràng. Ví dụ, âm vật có thể lớn hơn bình thường và trông giống như một dương vật nhỏ trong khi môi âm hộ hợp nhất để trông giống như bìu. Những người bị các dạng nhẹ hơn của tình trạng này có thể có các dấu hiệu dậy thì sớm hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản.

Một tình trạng khác liên quan đến tăng progesterone là mang thai trứng (chửa trứng). Điều này xảy ra khi phôi thai không hình thành chính xác và nhau thai phát triển thành một khối u không phải ung thư. Tăng progesterone cũng có thể liên quan đến ung thư buồng trứng.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Dù ở độ tuổi nào, bất cứ khi nào bạn cảm thấy cơ thể có sự mất cân bằng nội tiết, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ biết những xét nghiệm nào là cần thiết để chẩn đoán tình trạng bạn đang gặp phải. Cách duy nhất để biết liệu bạn có bị tăng progesterone hay không là đến gặp bác sĩ và xét nghiệm máu. Tuy nhiên, lưu ý rằng nồng độ hormone thường xuyên dao động. Kết quả nằm ngoài phạm vi bình thường không có nghĩa là cơ thể bạn đang bất thường.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn trên 35 tuổi và gặp vấn đề trong việc thụ thai sau sáu tháng cố gắng hoặc đang bị sẩy thai. Các vấn đề về rụng trứng thường là nguyên nhân dẫn đến tăng progesterone, và cũng là nguyên nhân phổ biến của vô sinh.

Tăng progesterone thường không phải là điều đáng lo ngại vì nồng độ hormone của bạn có thể tăng lên một cách tự nhiên trước kỳ kinh và trong khi mang thai. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng tăng progesterone và không mang thai, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể giúp bạn chẩn đoán tình trạng bệnh đang mắc phải và phương pháp điều trị phù hợp. 

Tóm lại, progesterone là một loại hormone mạnh, nhưng nó không hoạt động đơn lẻ. Cùng với estrogen và testosterone, những hormone này tạo ra những thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bất kỳ triệu chứng nào cũng nên được xem xét liên quan đến cách ba loại hormone này hoạt động cùng nhau. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nồng độ progesterone thấp và khả năng thụ thai?

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp Verywell Health) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm