Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nồng độ progesterone thấp và khả năng thụ thai?

Nồng độ progesterone thấp có thể là nguyên nhân hoặc góp phần vào việc vô sinh và sảy thai. Vậy progesterone có vai trò gì trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và tầm quan trọng của chất này đối với thai kỳ và bạn có thể làm gì nếu bạn có nồng độ progesterone thấp. Hãy đọc bài viết dưới đây.

Đúng với cái tên của nó, progesterone giúp phụ nữ thụ thai và giữ thai. Nếu  cơ thể bạn không sản sinh ra đủ lượng chất này thì bạn có thể bị sảy thai tái diễn hoặc không có khả năng mang thai ngay từ đầu. Mặc dù có nhiều yếu tố tác động đến việc sinh sản cua phụ nữ nhưng bài viết dưới đây chúng ta sẽ chỉ nói về tầm quan trọng của progesterone đối với việc sinh sản.

Mục đích của progesterone

Progesterone là một chất quan trọng đối với cả chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ của phụ nữ. Progesterone thấp có liên quan việc xảy thai tái diễn, vô sinh, trầm cảm sau sinh và thậm chí là những bệnh lý như suy giảm khối lượng xương và tăng nguy cơ bện tim mạch.

Progesterone trong pha sau rụng trứng

Pha sau rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ khi rụng trứng kéo dài cho đến kỳ kinh tiếp theo, Những phụ nữ khỏe mạnh có giai đoạn này kéo dài từ 11-16 ngày và progesterone đóng vai trò quan trọng trong pha này.

Ở giai đoạn rụng trứng, các nang trội giải phóng ra trứng từ từ di chuyển từ vòi trứng đến tử cung, để được thụ tinh. Lúc này nang trứng đã vỡ sẽ tạm thời trở thành một bộ phận nội tiết nhỏ gọi là hoàng thể, tiết ra các hormone bao gồm progesterone để giúp chuẩn bị nội mạc tử cung cho phôi thai bám vào. Nhưng trong trường hợp trứng không được thụ tinh, progesterone sẽ giảm xuống, kích hoạt lớp nội mạch tử cung rụng xuống trong chu kỳ kinh nguyệt.

Khi  trứng được thụ tinh, phôi thai được khoảng 7-10 ngày tuổi sẽ di chuyển từ vòi trứng đến buồng tử cung và bám vào thành tử cung. Tuy nhiên, nếu hoàng thể không tạo ra đủ progesterone thì niêm mạc tử cung sẽ rụng quá sớm, khiến cho thai khó có thể làm tổ ở buồng tử cung hoặc thai sẽ không bám được vào thành tử cung. Thiếu  progesterone, phụ nữ sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc không bao giờ biết được mình có thụ thai không.

Progesterone trong thai kỳ

Khi tinh trùng thụ tinh với trứng sẽ phát triển thành phôi thai, phôi sẽ sản suất ra hCG, gonadotropin chorionic của người, một hormone báo hiệu có thai. hCG sẽ kích thích các hoàng thể tiếp tục sản xuất ra progesterone để giữ cho lớp niêm mạc không bị rụng. Hoàng thể cũng cung cấp đủ progesterone cho đến khi rau thai có thể đảm nhận được việc tiết ra progesterone, thường là ở tuần thứ 7 hoặc thứ 9 của thai kỳ.

Trong quá trình mang thai, progesterone đảm nhận một số chức năng sau:

  • Biến đổi đáp ứng miễn dịch của người mẹ, giảm viêm để ngăn không cho hệ miễn dịch hiểu nhầm phôi thai là vật ngoại lai.
  • Giảm co bóp tử cung để ngăn không cho tử cung đào thải thai ra ngoài
  • Tăng tuần hoàn của người mẹ và bào thai.

Nếu không đủ lượng progesterone do hoàng thể sản xuất sai khi thai bám vào tử cung hoặc không đủ lượng progesterone do rau thai tiết ra sau tuần thứ 7 đến tuần thứ 9 thì sảy thai sẽ diễn ra. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ progesterone thấp trong suốt ba tháng đầu thai kỳ có liên quan đến nguy cơ cao sảy thai.

Progesterone thấp và hoàng thể khiếm khuyết

Progesterone thấp và hoàng thể khiếm khuyết thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng hai tình trạng này không hoàn toàn giống nhau. Mặc dù đặc trưng có thể diễn biến theo thời gian nhưng khiếm khuyết hoàng thể là cách mô tả tốt nhất cho sự bất thường phát triển nội mạch tử cung có thể dẫn đến vô sinh hoặc sảy thai. Dấu hiệu thường gặp của hoàng thể khiếm khuyết:

  • Pha sau rụng trứng (từ lúc trứng rụng đến kỳ kinh sau) kéo dài ít hơn 10 ngày
  • Nồng độ progesterone huyết thanh  dưới 5ng/mL trong 6-8 ngày sau rụng trứng
  • Ra đốm máu vài ngày trước khi chu kỳ kinh nguyệt chính thức bắt đầu

Nồng độ progesterone thấp là nguyên nhân thường gặp gây ra bởi hoàng thể khiếm khuyết nhưng không phải lúc nào hoàng thể khiếm khuyết cũng gây ra nồng độ progesterone thấp. Trong nhiều trường hợp hoàng thể có thể tiết ra đủ progesteone nhưng vì một vài lý do nội mạch tử cung không đáp ứng đúng chức năng hoăc có ít thụ thể nhận biết progesterone thì dù lượng progesterone có bình thường thì nội mạch tử cung và khả năng giữ thai cũng bị ảnh hưởng.

Sai lệch nồng độ progesterone

Progesterone đạt đỉnh vào giữa giai đoạn hoàng thể, khoảng 6-8 ngày sau khi rụng trứng. Trong chu kỳ 28 ngày thì có đến 14 ngày của pha sau rụng trứng,  ngày 21 sẽ chính là ngày giữa của pha sau rụng trứng. Đây chính là lý do tại sao ngày thứ 21 được tính là tiêu chuẩn để đo progesterone trong huyết thanh. Tuy nhiên có rất ít phụ nữ có một chu kỳ chuẩn như thế này. Ví dụ, nếu chu kỳ của bạn là 32 ngày và pha sau rụng trứng là 12 ngày thì ngày rụng trứng của bạn sẽ xung quanh ngày thứ 20. Progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không đạt đỉnh cho đến ngày thứ 26 và như vậy việc đo lường progesterone cũng không chính xác.

Điểm giữa của pha sau trụng trứng rất khác nhau ở các phụ nữ, thậm chí còn khác nhau ở từng chu kỳ của một phụ nữ.

Làm gì khi nồng độ progesterone thấp?

Nếu bạn thường gặp những vấn đề về mang thai và đã tìm ra nguyên nhân là do nồng độ progesterone thấp,  thì việc bổ sung progesterone sinh học sẽ giúp bạn được phần nào. Có nhiều vấn đề tiềm ẩn gây ra mất cân bằng nồng độ hormone và giải quyết đươc vấn đề này sẽ giúp bạn cải thiện tốt hơn.

Nếu chỉ đơn thuần là thiếu progesterone thì việc bổ sung progesterone sinh học là lựa chọn đúng đắn, thuốc thường được dùng để đặt dưới âm đạo. Progesterone sinh học cũng thường được sử dụng trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và được coi là an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Progesterone sinh học không giống như loại tổng hợp có trong thuốc tránh thai, chúng ít tác dụng phụ hơn rất nhiều. Người ta cũng thấy progesterone sinh học có thể có ích cho phụ nữ có tiền sử sảy thai tái diễn khi bổ sung từ rất sớm. Phụ nữ có progesterone thấp bổ sung từ tuần thứ 6 của thai kỳ có thể quá muộn. Bởi ở tuần thứ 6 thai kỳ thì chắc chắn việc thai làm tổ ở tử cung đã diễn ra vài tuần trước đó rồi và khi đó thì tử cung cũng đã cạn kiệt progesterone.

Những phụ nữ có tiền sử sảy thai tái diễn nên bắt đầu bổ sung progesterone ngay sau khi rụng trứng được ba ngày thay vì đợi đến có thai thực sự. Càng bổ sung sớm, nồng độ sẽ càng ổn định hơn, việc chuẩn bị cho thai làm tổ cũng tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nồng độ hCG giảm có là dấu hiệu của sảy thai?

 

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm