Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng trong giấc ngủ, bạn cảm thấy hình như có một luồng khí lùa vào mặt, sau đó là cảm giác đang rơi tự do khỏi một bờ vực và lao xuống trong hư vô? Bạn hoảng hốt, điên cuồng tìm một thứ gì đó níu kéo trước khi cảm thấy chạm đáy cú rơi khủng khiếp – nhưng không ai, không thứ gì có thể giúp bạn. Cú chạm đáy khủng khiếp đã sắp chuẩn bị xảy ra, gần sát, gần sát hơn nữa và rồi bỗng dưng tan biến! Bạn bật dậy trong hoảng hốt, tim đập thình thịch nhưng rồi nhận ra tất cả mọi thứ chỉ là giấc mơ. Chúa ơi, mình vẫn an toàn!
Giấc mơ “bị rơi” là gì?
Không có bất cứ một sự thống nhất nào về bằng chứng khoa học cho hiện tượng tâm lý này. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng, trong các kiểu giấc mơ phổ biến, giấc mơ có cảm giác “bị rơi” là một trong số đó. Giả thuyết được đưa ra là giấc mơ này đang phản ánh một tình trạng – cảm giác bất lực hay bị chối bỏ.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này thường xuyên, nguyên nhân còn có thể đến từ các vấn đề nghiêm trọng hơn như chứng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng lo âu hay các chấn thương tâm lý kèm theo.
Những điểm quan trọng đáng lưu ý của giấc mơ “bị rơi”
Có một số điều đáng lưu ý của tình trạng này bao gồm:
Chìm vào giấc mơ rồi thức dậy
Cảm giác khi cơ thể chuẩn bị chạm xuống đáy của “cú rơi” và rồi chân bạn giật nảy lên và bạn giật mình thức dậy chính là hình thức giúp bạn thoát khỏi “cú rơi” trong tiềm thức. Một cơn giật thần kinh hay cơn co thắt đột ngột, không tự chủ thường xảy ra ngay khi chúng ta đang ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến 60-70% chúng ta. Nguyên nhân của cơn giật này vẫn chưa được xác định rõ ràng, song triệu chứng thường gặp nhất của cơn giật này chính là cảm giác muốn ngã.
Và điều bạn không cần lo sợ là bạn sẽ không thức dậy hay cú rơi chạm đáy hoặc chết trong giấc mơ tất nhiên không có nghĩa tương tự trong thực tế.
Mơ thấy ai đó rơi thì sao?
Không nhiều nghiên cứu khoa học giải thích đầy đủ ý nghĩa của việc mơ thấy một ai đó ngã hay rơi. Có thể bạn đang có mối quan tâm sâu sắc đến ai đó mà bạn biết rằng cuộc sống của họ có những vấn đề xung quanh đang mất kiểm soát. Hoặc có thể bạn đang lo lắng rằng ai đó sẽ bỏ rơi bạn, về cả tình cảm hay thể chất. Đôi khi, đó cũng là những ý nghĩ về những người trong giấc mơ hay những người mà bạn đang rất để tâm đến.
Làm thế nào để tránh gặp phải những giấc mơ “bị rơi” này?
Thực tế, bạn không thể kiểm soát hoàn toàn giấc mơ của mình. Việc rơi vào giấc mơ “bị rơi” có thể liên quan đến những căng thẳng, do vậy bạn có thể thực hiện một số cách để cảm thấy tâm trí thư thái hơn, giúp ngủ ngon giấc hơn.
Những cơn ác mộng dường như có thể xảy ra khi bạn đang gặp phải chuỗi ngày căng thẳng. Tuy nhiên, chúng có thể biến mất khi bạn vượt qua được những vấn đề mà bản thân đang vướng mắc.
Nghiên cứu về giấc mơ cho thấy, việc đánh giá tình trạng giấc mơ mang lại những giá trị nhất định về mặt điều trị. Nếu những giấc mơ về tình trạng “bị rơi” không giảm mà còn gây thêm nhiều rắc rối cho cuộc sống của bạn, bạn nên tìm đến những liệu pháp điều trị cụ thể. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn không thể tự cải thiện giấc ngủ của bản thân, hoặc các dấu hiệu của tình trạng căng thẳng, lo lắng hay rối loạn giấc ngủ kéo dài trầm trọng hơn.
Tổng kết
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác vì sao chúng ta mơ hay những giấc mơ đặc biệt tại sao lại xuất hiện. Giấc mơ “bị rơi” dường như xảy khi bạn đang trong giấc ngủ và đôi khi, chúng sẽ trùng với những cơn co cơ không tự chủ, khiến bạn có cảm giác giật mình.
Việc mơ có cảm giác “bị rơi” có thể đang phản ánh cảm giác không an toàn hay bạn đang gặp phải vấn đề nào đó ngoài tầm kiểm soát và bạn đang rất bối rối. Hãy bắt tay với nó, sử dụng những biện pháp phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời có thể giúp bạn kiểm soát tình hình tốt hơn. Nếu gặp phải các dấu hiệu của chứng lo lắng hay rối loạn giấc ngủ, tốt hơn cả là bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.
Tham khảo thêm thông tin tại: 45 điều thú vị về giấc mơ và chúng ta không ngờ tới
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.