Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hút thuốc lá làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính; khiến người mắc hen suyễn, tim mạch nặng hơn, giảm tác dụng thuốc huyết áp.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm. Hơn 7 triệu người trong số đó tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp, trong khi khoảng 1,2 triệu người tiếp xúc với khói thuốc thụ động (hít phải khói thuốc lá). Phần lớn người hút thuốc lá sống ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Sự nguy hiểm của thuốc lá không chỉ dừng lại ở việc làm tổn hại cho phổi - cơ quan phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất do thuốc.

Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ và khiến các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường... trở nên trầm trọng hơn. Một trong 4 yếu tố chính gây xơ vữa động mạch, động mạch vành có hút thuốc lá. Những người mắc các bệnh lý tim mạch không nên hút thuốc lá vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Thuốc lá độc hại vì có chứa hơn 7.000 hóa chất. Ít nhất khoảng 70 chất trong số đó là nguyên nhân gây ung thư. Những chất gây nguy hiểm cho sức khỏe nhất là nicotine, carbon monoxide.

Nicotine là chất gây nghiện cao nên khiến cho nhiều người hút khó bỏ thuốc lá, là "thủ phạm" gây ung thư và những bệnh lý nghiêm trọng khác. Khi hút thuốc lá, nicotine xâm nhập vào máu, tràn vào phổi, gây tăng huyết áp, tạo áp lực lên tim khiến chúng đập nhanh hơn, thu hẹp các động mạch. Nó cũng góp phần làm cứng thành động mạch, có thể dẫn đến đau tim.

Carbon monoxide làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, gây đau đầu, giảm tỉnh táo và có thể thúc đẩy tích tụ mảng xơ vữa, làm trầm trọng hơn tình trạng đau thắt ngực. Những chất hóa học khác như benzen, formaldehyde, toluene, amoniac, cadmium, asen... có trong thuốc lá cũng rất hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến tim, thận, hệ hô hấp, hệ miễn dịch...

Hút thuốc cũng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Những người đang mắc các bệnh mãn tính nếu không cai thuốc lá có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn và làm tăng tỷ lệ tỷ vong. Điều này tạo gánh nặng cho công tác điều trị bệnh, tiêu tốn thêm chi phí.

Hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá đều nguy hại đến sức khỏe.

Ảnh minh hoạ: Thành Nguyễn.

Hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh ung thư ở nhiều cơ quan như phổi, họng, thực quản, dạ dày, ruột kết, trực tràng, gan, tuyến tụy... Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc tử vong vì ung thư phổi cao gấp 15 - 30 lần so với những người không hút thuốc. Thậm chí hút một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Một người hút thuốc càng nhiều năm và số lượng mỗi ngày càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Trung bình những người hút thuốc chết sớm hơn khoảng 10 năm so với những người chưa bao giờ hút theo Tổ chức Ung thư của Mỹ. Ở Việt Nam, số người chết có liên quan đến khói thuốc lá mỗi năm khoảng 40.000 người, nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc và trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người nhiễm nCoV có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 1,5 lần.

Bên cạnh uống thuốc điều trị, những người mắc các bệnh mãn tính được khuyên bỏ thuốc lá, cẩn thận với tình trạng hút thuốc lá thụ động. Người bệnh cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, không nên thức khuya, ăn uống đủ chất, tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới, không có nhiều quốc gia giám sát việc sử dụng thuốc lá bằng cách lặp lại các cuộc điều tra người trưởng thành trên toàn quốc ít nhất 5 năm một lần. Theo dõi mức độ và đặc điểm hút thuốc lá có thể giúp đưa ra những phương pháp thích hợp góp phần giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những ảnh hưởng của hút thuốc lá đối với não bộ.

Ngọc An - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm