Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giữa làn sóng Omicron, có nên tắm hàng ngày hay không?

Hiện nay, các ca mắc COVID-19 ở nhiều nơi lập đỉnh, 5K - trong đó có rửa tay thường xuyên luôn là khẩu hiệu phòng dịch. Vệ sinh thân thể cũng là điều nên lưu tâm. Có nên tắm hàng ngày hay không và tắm sao cho đúng cách là điều mà bạn có thể nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế.

"Thường xuyên rửa tay với xà phòng, mỗi lần rửa tay trong vòng 20 giây" là khẩu hiệu trong phòng ngừa COVID-19. Đó là 1 trong những biện pháp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khoảng cách, khai báo y tế) đến nay vẫn là pháo đài trong chống dịch.

Cho đến nay Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ vẫn khuyến cáo rửa tay, khử khuẩn cũng như đeo khẩu trang là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của Omicron cũng như mọi biến thể của virus SARS-CoV-2. Ngoài rửa tay, còn một câu hỏi nữa đặt ra là, có nên tắm mỗi ngày hay không?

1. Nếu có thể, hãy nên tắm hàng ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ

TS. Faruk Yorulmaz, Trưởng khoa y tế công tại Bệnh viện Đại học Y Trakya (Thổ Nhĩ Kỳ) nhấn mạnh tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân trong phòng ngừa dịch bệnh. "Nếu có thể, bạn hãy tắm hàng ngày", ông nói.

Giữ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh cá nhân hàng ngày là điều nên làm để phòng bệnh COVID-19.

"Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Rửa sạch tay, móng tay, móng chân, bàn chân cũng như gội đầu là điều cần thiết để bảo vệ ngăn ngừa lây nhiễm. Một điều quan trọng trong vệ sinh cá nhân nữa là mặc đồ lót sạch sẽ".

- Theo ông, nữ giới nên thay áo ngực sau 2 ngày mặc. Nếu có thể thay hàng ngày thì tốt.

- Ngoài ra, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ cũng là điều rất quan trọng. Nhà cửa gọn gàng ngăn nắp không chỉ giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học mà còn nâng cao ý thức phòng dịch của mỗi thành viên gia đình.

- Trong bối cảnh có nhiều F0, F1 xung quanh, nếu có thể ngủ riêng phòng là tốt nhất. Trong nhà nên mở cửa sổ để đảm bảo thoáng khí.

- Sẽ là lý tưởng nếu nhà bạn có giá treo quần áo ở gần cửa ra vào để treo áo khoác khi vừa ngoài đường về. Chỗ treo này nên gần cửa sổ để đảm bảo thông thoáng, tránh nhiễm khuẩn bụi bặm từ ngoài đường về vào nhà.

- Giày dép đi đường cũng nên để bên ngoài nơi thoáng khí hoặc không nên để ở khu vực phòng khách hay khu vực sinh hoạt chung.

- Ngoài ra, bạn nên ngủ đủ giấc, có một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục hàng ngày để tăng cường miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe giúp bạn phòng tránh lây nhiễm tốt hơn, và nếu chẳng may mắc COVID, cơ thể cũng nhanh hồi phục hơn.

2. Có nên tắm thường xuyên hơn 1 lần hàng ngày và tắm kỹ càng hơn hay không?

Theo nhà vi sinh học người Canada - Jason Tetro, câu trả lời là không nhất thiết. COVID-19 do virus gây bệnh đường hô hấp gây ra. Có nghĩa là nó gây bệnh chủ yếu qua đường hô hấp (mũi miệng) và ảnh hưởng tới phổi, thông qua giọt bắn. Vì vậy mà tay hay mũi miệng trong sinh hoạt hàng ngày dễ dính giọt bắn hơn là những bộ phận khác trong cơ thể.

Khi đưa tay lên mắt mũi miệng cũng là lúc bạn dễ dàng để virus thâm nhập hệ hô hấp nếu lúc trước bạn chạm tay vào các bề mặt có dính giọt bắn của người dương tính với virus.

Nếu khi hắt hơi mà bạn dùng tay hay khuỷu tay lên che miệng. Khi đó, bạn nên rửa tay và khuỷu tay kỹ hơn bình thường một chút.

Theo bác sĩ da liễu Joshua Zeichner ở New York, virus có thể tồn tại trên bề mặt da một thời gian ngắn. Theo một nghiên cứu Nhật Bản gần đây trong môi trường phòng thí nghiệm, Omicron có thể tồn tại trên bề mặt da người tới 21 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chủ yếu hình thức lây truyền của virus SARS-CoV-2 vẫn là thông qua giọt bắn. Vì vậy bạn không cần thiết phải tăng tần suất tắm nhiều hơn 1 lần trong ngày.

Nếu muốn, bạn cũng có thể tắm thường xuyên hơn. Virus có thể trôi đi khỏi bề mặt cơ thể nhờ xà phòng, sữa tắm hay dầu gội.

Về việc dùng chung đồ dùng phòng tắm, cũng không cần phải lo lắng. Theo CDC Mỹ, dù cho SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt bám giọt bắn, nguy cơ lây truyền là tương đối thấp. Vì vậy, bạn không phải quá lo lắng trường hợp các thành viên trong gia đình dùng chung chai dầu gội đầu hay sữa tắm.

Trong trường hợp gia đình bạn có F0 thì F0 này nên được cách ly phòng riêng và nên dùng phòng tắm riêng nếu điều kiện gia đình cho phép.

3. Tắm nước nóng có diệt được virus không? Tắm thế nào cho đúng cách

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tắm nước nóng cũng không thể ngăn bạn không mắc COVID-19. Nhiệt độ bình thường của cơ thể duy trì ở mức 36,5 độ C tới 37 độ C, dù cho nhiệt độ nước bạn tắm nóng đến cỡ nào.

Tắm nước quá nóng có thể dẫn tới bị bỏng. Vì vậy vào mùa đông bạn nên tắm nước ấm nhưng không nên quá nóng để tránh bị bỏng da.

Cách tốt nhất để phòng ngừa COVID-19 là rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước rửa tay hoặc nước rửa tay khô. Bằng cách này có thể loại bỏ virus bám trên tay và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn khi bạn vô tình đưa tay lên mắt mũi miệng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Có nhất thiết phải tắm mỗi ngày?

Nguyễn Vân (theo Well & Good, aa.com.tr, WHO) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm