Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

COVID-19: Omicron có ít gây hại cho phổi không?

Các nghiên cứu và thí nghiệm trên động vật cho thấy rằng biến thể Omicron có thể giảm khả năng nhiễm trùng phổi so với biến thể Delta. Điều này có thể giải thích tại sao biến thể Omicron dường như ít gây ra bệnh nặng hơn so với biến thể Delta. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng biến thể Omicron có thể lây nhiễm vào đường hô hấp trên hiệu quả hơn so với biến thể Delta, có khả năng giải thích cho sự gia tăng số ca mắc COVID-19 toàn cầu gần đây.

Các báo cáo ban đầu sau sự xuất hiện của biến thể Omicron cho thấy rằng biến thể này có khả năng gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó của SARS-CoV-2. Giải trình tự bộ gen biến thể Omicron cho thấy rằng biến thể này mang một số lượng lớn các đột biến, bao gồm cả đột biến trên protein gai. Số lượng lớn các đột biến do Omicron mang theo có thể là một lý do tiềm năng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Tuy nhiên, bệnh nhẹ hơn do nhiễm biến thể Omicron cũng có thể là kết quả của khả năng miễn dịch được nâng cao do tiêm chủng hoặc đã từng nhiễm trùng SARS-CoV-2 trong quá khứ.

Mặc dù sự gia tăng khả năng miễn dịch có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng các nghiên cứu trên động vật và tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng các đột biến do biến thể Omicron mang theo đã khiến nó lây nhiễm vào phổi kém hiệu quả hơn so với biến thể Delta. Điều này có thể giải thích tại sao biến thể Omicron thường gây ra bệnh nhẹ hơn so với các biến thể khác

Các nghiên cứu về Omicron trên động vật

Virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến cả đường hô hấp trên và dưới. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, xoang và họng, trong khi đường hô hấp dưới bao gồm khí quản và phổi. Bệnh nhẹ hoặc nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn sớm có khả năng liên quan đến các triệu chứng đường hô hấp trên, chẳng hạn như sổ mũi và đau họng. Bệnh nặng do SARS-CoV-2 thường liên quan đến nhiễm trùng và viêm phổi. Tình trạng viêm có thể khiến chất lỏng tích tụ trong các túi khí hoặc phế nang trong phổi, làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến máu của phổi. Các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm sử dụng mô hình động vật và nuôi cấy tế bào phổi trong phòng thí nghiệm để mô tả khả năng Omicron lây nhiễm qua đường hô hấp và gây bệnh nặng. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Hồng Kông đã sử dụng các tế bào phổi của con người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, để phân tích khả năng nhiễm trùng phổi của biến thể Omicron. Những tế bào này được nuôi cấy từ mô phổi được lấy ra trong quá trình điều trị phổi. Thông thường, mô này bị loại bỏ. Trong nghiên cứu, Omicron tái tạo nhanh hơn 70 lần so với Delta trong phế quản của con người, vốn là những ống nối khí quản với phổi. Tuy nhiên, hiệu quả tái tạo trong mô phổi kém hơn Delta và SARS-CoV-2 kiểu hoang dã. 

Tóm lại, những nghiên cứu này cho thấy biến thể Omicron có thể kém hiệu quả hơn trong việc lây nhiễm sang phổi. Đáng chú ý, những nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng nhiễm biến thể Omicron dẫn đến mức độ viêm và tổn thương phổi thấp hơn.

Nhất quán với điều này, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những người bị nhiễm biến thể Omicron ít có khả năng phải nhập viện hoặc phải nhập viện chăm sóc đặc biệt/ thở máy hơn những người bị biến thể Delta.

Sự thay đổi trong cách virus xâm nhập vào tế bào

Trong các nghiên cứu hiện tại, một lý do tiềm ẩn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới ít nghiêm trọng hơn do Omicron trong các nghiên cứu hiện nay có thể là do sự thay đổi khả năng xâm nhập vào các tế bào của biến thể này trong đường hô hấp dưới. Các nghiên cứu sử dụng tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng các đột biến trong protein gai của Omicron đã làm thay đổi khả năng xâm nhập vào tế bào người của nó.

Tăng khả năng lây truyền của biến thể Omicron

Ngoài việc ít gây bệnh hơn, biến thể Omicron cũng dễ lây truyền hơn. Các nghiên cứu trên động vật và nuôi cấy tế bào cũng cho thấy Omicron có thể lây nhiễm sang đường hô hấp trên hiệu quả hơn. Các nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn đầu của đại dịch cho thấy mối liên quan giữa số lượng SARS-CoV-2 ở đường hô hấp trên và sự gia tăng lây truyền. Do đó, sự sao chép nhanh hơn của Omicron trong đường hô hấp trên có thể giải thích sự gia tăng khả năng lây lan của nó.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng biến thể Omicron có thể thoát khỏi sự trung hòa bởi các kháng thể ở những cá nhân được tiêm chủng bằng vaccine AstraZeneca. Đây có thể là một lý do khác cho khả năng truyền tải cao của biến thể Omicron.

Tóm lại, mặc dù các nhà khoa học cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trước khi chúng ta có thể đưa ra kết luận chắc chắn, nhưng các đặc điểm của biến thể mới này đang dần được hé lộ. Ngoài việc ít gây bệnh hơn, biến thể Omicron cũng dễ lây truyền hơn. Các nghiên cứu trên động vật và nuôi cấy tế bào cũng cho thấy biến thể Omicron có thể lây nhiễm sang đường hô hấp trên hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 bí kíp tăng miễn dịch chống Omicron

 

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp từ Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm