Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine, mũi tiêm tăng cường và biến thể Omicron

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2021, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) xác nhận rằng một bệnh nhân ở Anh đã chết sau khi nhiễm phải biến thể omicron của virus SARS-CoV-2. Vào ngày hôm trước, thủ tướng Anh Boris Johnson đã phát động chiến dịch khuyến khích tất cả người trưởng thành ở quốc gia này tiêm liều vaccine COVID-19 thứ ba – liều tăng cường vào cuối năm nay. Hiện tại, WHO đang phân loại nguy cơ liên quan đến biến thể Omicron là rất cao, và nó đang trở thành xu thế tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ (với 73% các trường hợp mắc mới) hay nhiều quốc gia tại châu Âu.

Biến thể Omicron đang khiến chúng ta phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp mới. Các chuyên gia cho rằng tại thời điểm hiện tại, làn sóng của Omicron như một đợt thủy triều đang dâng lên tại nhiều quốc gia và sự e ngại rõ ràng đối với hai liều tiêm vaccine đơn giản là không đủ. Biến thể mới với mã B.1.1.529 – Omicron được xác định vào tháng 11 năm 2021. Kể từ đó đến nay, nó đã được phát hiện ở hơn 60 quốc gia trên toàn cầu.

Theo The Lancet Respiratory Medicine, Anh đã xác nhận 10.017 trường hợp dương tính với biến thể Omicron. Tuy nhiên, con số thực sự có thể lớn hơn rất nhiều. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, 78.610 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ở quốc gia này. Theo Giám đốc Y tế Anh Quốc, tổ chức này đã cảnh báo rằng sẽ ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc biến thể Omicron đến khám, nhập viện, vào cần sự chăm sóc y tế đặc biệt. Điều này sẽ bắt đầu được nhìn thấy rõ ràng sau thời điểm Giáng sinh. Trong tuần cuối ngày 12 tháng 12, khu vực châu Phi cũng đã ghi nhận 196.000 trường hợp nhiễm COVID-19, tăng 86% so với tuần trước. Các trường hợp nhiễm COVID-19 đã tăng 66% ở Nam Phi, nơi biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh được điều trị trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt của quốc gia này vẫn ở mức thấp.

Khả năng lây nhiễm cao của biến thể Omicron

Khi đáng giá về khả năng lây lan của virus, chỉ số R0 được sử dụng biểu thị số ca lây nhiễm trung bình mà một trường hợp có thể lây sang trong suốt thời kỳ lây nhiễm trong một khu vực dân số chưa có khả năng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy, chủng SARS-CoV-2 ban đầu có R0 là 2,5, trong khi biến thể Delta (mã B.1.617.2) có R0 chỉ dưới 7. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, các chuyên gia đang cho rằng R0 của Omicron có thể cao tới 10. Tại Anh Quốc, các trường hợp mắc Omicron tăng gấp đôi cứ sau 2-3 ngày, điều này khiến nó trên đà thay thế biến thể Delta trở thành biến thể thống trị vào khoảng giữa tháng 12. Điều này kéo theo sự phức tạp trong các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là việc theo dõi quá trình tiếp xúc.

 

Tiêm chủng, vaccine và biến thể Omicron

Hiện tại, vẫn còn quá sớm để biết chính xác mức độ tiêm phòng hoặc nhiễm trùng SARS-CoV-2 trước đó có thể bảo vệ khỏi nhiễm biến thể Omicron hay không. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu thật đáng lo ngại. Đối với Anh Quốc, đã có tới 70% dân số đã tiêm hai liều vaccine COVID-19, và tỷ lệ dân số có kháng thể chống lại SARS-CoV-2 vượt quá 90%. Trong khi đó tại Nam Phi, tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn đáng kể kéo theo tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 được cho là rất cao trong suốt quá trình của đại dịch. Tuy nhiên, biến thể Omicron đều đang lan truyền nhanh chóng ở cả hai quốc gia. Các chuyên gia đã gợi ý rằng khả năng bảo vệ chống lại bệnh có triệu chứng ở 25 tuần sau khi tiêm hai liều vaccine COVID-19 có thể thấp hơn 10% đối với biến thể Omicron, so với 40% đối với biến thể Delta. Điều này cho thấy dường như mũi tiêm thứ 3 sẽ là cần thiết, và nó không còn được coi là mũi tiêm tăng cường nữa.

Vaccine COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech và Moderna đã tuyên bố rằng họ có thể sản xuất vaccine đặc hiệu cho Omicron trong vòng 100 ngày. Theo các chuyên gia về vaccine trên thế giới, đây có thể là thời điểm thích hợp để cân nhắc việc thay đổi vaccine. Các loại vaccine hiện tại dựa trên chủng virus ban đầu tại Vũ Hán, tuy nhiên đó không phải là hình dáng của chủng virus hiện tại nữa. Theo các chuyên gia, một loại vaccine mới dựa trên biến thể Omicron có lẽ chỉ cần hai liều. Có rất nhiều đột biến trong biến thể Omicron tương tự như các biến thể khác đã tìm thấy cho đến nay, do vậy hoàn toàn có thể tin tưởng rằng rằng vaccine mới dựa trên biến thể Omicron sẽ cung cấp khả năng bảo vệ chéo mạnh mẽ. Dù vậy, vấn đề này cũng sẽ tạo ra một hệ thống hai cấp, với việc các quốc gia nghèo hơn bị mắc kẹt với vaccine cũ lỗi thời sẽ cần được thảo luận kỹ lưỡng hơn nữa.

Một điểm lưu ý là vaccine mới sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ nghiêm trọng của các tình trạng nhiễm trùng đột phá liên quan đến biến thể mới. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu giải trình tự Omicron cho thấy hơn 30 đột biến trong protein gai mà vaccine COVID-19 dựa trên đó. Bên cạnh đó, dữ liệu kháng thể vô hiệu hóa cũng cho thấy rằng biến thể có khả năng kháng một phần nhưng không hoàn toàn với khả năng miễn dịch đã có từ trước. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như được xác định bởi các kháng thể liên kết, khả năng ngăn chặn SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào và tế bào T tấn công các tế bào bị nhiễm bệnh và giúp sản xuất kháng thể.

Hiện tại, vẫn còn hàng tỷ người trên thế giới chưa được tiêm chủng. Chỉ 7% dân số châu Phi đã tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19. Do vậy, khả năng tương tác của biến thể Omicron với những quần thể có khả năng miễn dịch thấp vẫn cần được xem xét trong thời gian tới.

Tham khảo thêm thông tin tại: Biến thể Omicron không gây bệnh nặng hơn so với biến thể Delta và các biến thể khác

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo The Lancet -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm