Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến thể Omicron của virus SARS - CoV-2 và những điều cần biết

Mới đây tổ chức Y tế thế giới phân loại biến thể mới của COVID-19 xuất hiện từ Nam Phi vào loại biến thể đáng quan tâm. Điều này đồng nghĩa với việc biến thể này có khả năng lây nhiễm lớn hơn gây bệnh nghiêm trọng hơn và giảm hiệu quả của vaccine và điều trị.

Tổ chức Y tế thế giới đã triệu tập các nhà khoa học để đánh giá biến thể dựa trên sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm COVID-19 ở Nam Phi trong tuần vừa qua, biến thể được đặt tên là Omicron. Omicron có một số điểm đáng chú ý:

  • Đây là biến thể có nhiều đột biến và một số đột biến mang những đặc điểm đáng lo ngại. Những bằng chứng cho thấy biến thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm, số ca của biến thể tăng nhanh chóng ở Nam Phi. Một số  nước đã giới hạn sự di chuyển đến các nước châu Phi như Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia and Zimbabwe. 
  • Một số phòng xét nghiệm sử dụng xét nghiệm PCR phổ rộng có thể giúp phát hiện ra biến thể này chính xác.

Dựa vào những bằng chứng gần đây, WHO khuyến cáo các quốc gia nên tăng cường giám sát dịch và nỗ lực giải trình tự gen để hiểu rõ về biến thể này hơn, WHO cũng yêu cầu các quốc gia phải công bố dữ liệu giải trình tự gen như GISAID. Đã có 66 chuỗi gen của biến thể B1.1.529 (Omicron) đã được báo cáo tới GISAID trong đó 58 trình tự từ Nam Phi, 6 trình tự từ Botswana và hai đến từ Hong Kong. WHO cũng yêu cầu các Quốc gia chuẩn bị  điều tra dữ liệu cộng đồng và các phòng xét nghiệm phân tích mức độ nghiêm trọng của biến thể cũng như đáp ứng miễn dịch, trung hòa kháng thể và hiệu quả đối với sức khỏe cộng đồng và các biện pháp đối phó đã áp dụng.

Những gì chúng ta đã biết về biến thể omicron.

Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi và toàn thế giới đã tiến hành những nghiên cứu để hiểu rõ hơn về biến thể này ở nhiều khía cạnh khác nhau gồm có:

Tính lây nhiễm: chúng ta vẫn chưa biết rõ liệu biến thể Omicron có tính lây nhiễm cao hơn so với các biến thể khác như biến thể Delta. Số người dương tinh ở Nam Phi vẫn đang tiếp tục tăng như các nghiên cứu dịch tễ vẫn đang được tiến hành.

Mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh: vẫn chưa rõ liệu nhiễm biến thể Omicron gây ra bệnh nặng hơn so với các biến thể khác không. Dữ liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện ở Nam Phi gia tăng mạnh nhưng là nhiễm các biến thể nói chung chứ không phải tính riêng số liệu cho biến thể Omicron. Hiện tại không có thông tin về các triệu chứng khác biệt liên quan đến Omicron so với các biến thể khác.

Hiệu quả của vaccine: WHO vẫn đang tiếp tục thúc đẩy các đối tác để hiểu biết rõ hơn về các tác động của biến thể này đến các biện pháp đối phó đang được áp dụng trong đó có vaccine. Vaccine được cho là giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong đối với biến thể Delta.

Hiệu quả của xét nghiệm: xét nghiệm PCR phổ rộng vẫn hiệu quả đối với biến thể omicron cũng như các biến thể khác. Các nghiên cứu tiếp tục đánh giá liệu các loại xét nghiệm kháng bao gồm cả xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh có hiệu quả với biến thể này không.

Hiệu quả của các biện pháp điều trị: cortisteroid và thuốc chẹn Interleukin 6 vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả đối với những bệnh nhân nhiễm COVID_19 nặng.

Mỗi cá nhân nên tự nhắc nhở các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu tang, vệ sinh tay, tuân thủ giãn cách, tránh xa đám đông và tiêm phòng đầy đủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: DINH DƯỠNG VÀ TẬP THỂ DỤC CHO NGƯỜI BỆNH SAU KHI ĐIỀU TRỊ COVID-19

 

Ths. Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm