Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các chất giữ ẩm cho da

Người ta nói “nhất dáng, nhì da”. Làn da của chúng ta có vai trò rất quan trọng không chỉ bảo vệ cơ thể mà còn là cái duyên, cái đẹp cần phải trau chuốt giữ gìn...

Các chất giữ ẩm cho da

Trong cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với sự đô thị hoá một cách nhanh chóng hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Ở người bình thường trong điều kiện độ ẩm cao, các chất nội sinh đủ để duy trì tình trạng mượt mà của da. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta, khi thời tiết trở lạnh, khí hậu hanh khô làm cho da bị mất nước nhiều hơn, không còn giữ được độ ẩm cần thiết và trở nên khô ráp, thậm chí nứt nẻ.

Giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm từ thiên nhiên

Giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm từ thiên nhiên.

Có nhiều chất nguồn gốc tự nhiên cũng như tổng hợp có khả năng hỗ trợ cho da giữ ẩm, giữ nước. Tuy nhiên với mỗi người sẽ phù hợp với mỗi loại khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo một số thành phần chủ yếu dưới đây:

Các chất ngăn ngừa mất nước qua da

Là các chất khi bôi lên da có khả năng hạn chế sự mất nước của da, chủ yếu là các chất dầu có khả năng tan trong mỡ nên thường được dùng làm chất phụ gia trong mỹ phẩm. Lựa chọn tốt nhất cho da khô trong nhóm này là vaselin, có khả năng giữ nước gấp 170 lần dầu ô liu. Tuy nhiên điểm hạn chế là vaselin gây cảm giác dơ bẩn và khó chịu. Vaselin là một hợp chất hydrocarbon được chiết xuất từ sản phẩm dầu thô, có khả năng chống oxy hoá nên có thể tồn tại rất bền vững. Vaselin còn là chất ít gây dị ứng cho da nên sử dụng rất an toàn. Ngoài ra một số chất như: paraffin, squalen, dimethicon, dầu đậu nành, dầu ép hạt nho, propylen glycol, sáp ong, lanolin… đều có thể dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm có tác dụng giữ ẩm và giúp da mềm mại. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng trong thời gian bôi ở trên da mà thôi. Trong số những loại trên, lanolin là một sản phẩm tự nhiên, tinh chế từ chất nhờn của con cừu, có chứa cholesterol là một thành phần quan trọng trong mỡ của da và ở trạng thái lỏng trong điều kiện nhiệt độ cơ thể. Do vậy có thể hoà lẫn, hỗ trợ và tăng khả năng giữ ẩm sinh lý cho da. Tuy nhiên lanolin có thể gây dị ứng với một số người  nên nhiều loại mỹ phẩm hiện nay không chứa lanolin. Người ta hay sử dụng chất giữ ẩm kết hợp với chất làm ẩm để tăng khả năng dưỡng da.

Các chất làm ẩm da

Là các chất tan trong nước có khả năng hấp thu nước rất mạnh. Chúng có khả năng hút nước từ lớp dưới của da và từ môi trường khi độ ẩm từ 80% trở lên. Tuy nhiên khi độ ẩm không khí thấp, các chất này thay vì hút nước từ bên ngoài vào làm ẩm da, lại đi hút nước từ lớp dưới của da làm cho da càng khô hơn. Chính vì vậy tốt nhất là kết hợp chất giữ nước và chất làm ẩm. Khi hút nước vào bề mặt của da, làm cho lớp trên của da trở lên mọng hơn có cảm giác như các chất này giúp cho da mịn màng, chống nhăn. Tuy nhiên chúng không có tác dụng chống nhăn thực sự. Các chất làm ẩm da thường dùng là: glycerin, sorbitol, sodium hyaluronate, urea, propylene glycol, hydroxy acid.

Glycerin: là chất hút nước rất mạnh gần giống các chất giữ nước tự nhiên trong tế bào sừng (tạo thành từ các acid amin) có khả năng hấp thu một lượng nước lớn ngay cả khi độ ẩm không khí thấp. Các sản phẩm có chứa glycerin có khả năng phục hồi cho làn da khô một cách nhanh chóng hơn hẳn khi không có glycerin. Tuy nhiên một hạn chế là glycerin làm cho lớp sừng trở lên dày hơn và xốp hơn.

Urea: cũng là một thành phần trong các chất giữ nước tự nhiên, ngoài ra có tác dụng làm ẩm và chống ngứa nhẹ. Với nồng độ khoảng 3-10% urea có tác dụng tốt đối với da khô, giảm sự mất nước qua da. Tuy nhiên urea cũng có mùi khó chịu nên ít được đưa vào mỹ phẩm.

Hydroxy acid: là nhóm các acid nhẹ được chiết xuất từ các loại cây, quả như: mía, táo, nho… có tác dụng làm ẩm cho da, làm mềm tế bào sừng, có tác dụng tẩy nhẹ lớp tế bào ở trên nên làm mỏng lớp bề mặt da do đó giúp da mềm, dẻo và đàn hồi tốt hơn. Tuy nhiên điều này lại làm cho da trở nên dễ bị tổn hại và nhạy cảm với ánh sáng.

Lactic acid: cũng có tác dụng tương tự như hydroxy acid. Ngoài ra axít Lactic còn làm tăng ceramide – một chất có tác dụng giữ nước của da, do vậy tăng tác dụng giữ ẩm cho da.

Các chất làm mềm da: là các chất thường được sử dụng trong mỹ phẩm làm mềm da, mịn da. Chúng có khả năng lấp vào các chỗ vảy da bong ra, làm da mịn hơn. Chất này còn có khả năng tăng độ kết dính của tế bào sừng, hạn chế bong vảy. Nhiều chất trong nhóm này cũng có cả tác dụng giữ ẩm và làm ẩm da như lanolin, dầu khoáng, vaselin.

Collagen: nhiều hãng mỹ phẩm đưa collagen vào trong thành phần với thông tin collagen trong sản phẩm có thể bù đắp lượng collagen của da bị mất đi do quá trình lão hoá và giúp làm ẩm da. Sự thực thì collagen không thể thấm qua da mà dường như chúng chỉ tạo thành một lớp “Màng” trên bề mặt khiến cho bề mặt da nhìn có vẻ mịn màng hơn và cũng ít có tác dụng giữ nước. Vì vậy cũng không nhất thiết phải chọn những loại sản phẩm có thành phần collagen với mục đích giữ ẩm cho da.

Ngoài các loại giữ ẩm mềm da ở trên, trong mỹ phẩm người ta thường đưa thêm các thành phần có tác dụng chống lão hoá da như: vitamin E, C, coenzyme Q10, tinh chất trà xanh, đậu nành vv… để có được nhiều tác dụng trong cùng một loại sản phẩm.

Với sự đa dạng hiện nay của mỹ phẩm với rất nhiều thành phần giữ ẩm, làm ẩm, làm mềm da, chống lão hoá…, để giúp cho làn da mịn, mềm, đẹp cần thiết phải đánh giá tình trạng da, mức độ khô hay mất nước, sự nhạy cảm, mục đích mong muốn của mỗi người để chọn sử dụng cho phù hợp, giữ mãi nét “Xuân” trên làn da của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mùa thu và chăm sóc da đúng cách

ThS. Vũ Tuấn Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm