Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 nguy cơ sức khỏe khi thiếu vitamin K

Giống như mọi vitamin khác như vitamin A, B, C, D... vitamin K giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Vậy việc thiếu vitamin K gây ra những nguy cơ sức khỏe gì?

Giống như mọi vitamin khác như vitamin A, B, C, D... vitamin K giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Vậy việc thiếu vitamin K gây ra những nguy cơ sức khỏe gì?

8 nguy cơ sức khỏe khi thiếu vitamin K

Thiếu hụt vitamin K gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe.

Vai trò của vitamin K với cơ thể

Vitamin K rất cần thiết với con người, giúp ngăn ngừa mất máu quá nhiều khi có tổn thương ngoài hay tổn thương bộ phận bên trong cơ thể. Do vitamin K tham gia vào quá trình đông máu, do sản sinh ra một loại protein đặc hiệu để thúc đẩy quá trình này.

Ngoài ra, vitamin K cùng với calci hình thành xương vững chắc. Vitamin K cũng tham gia trong nhiều quá trình, hoạt động sống khác của cơ thể. Có 3 dạng là vitamin K1, K2 và K3. Vitamin K1 có nhiều  ở các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi trong khi vitamin K2 có sẵn trong đường ruột của con người. Thiếu vitamin K thường xảy ra ở những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn thiếu rau xanh lá, người bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sơ sinh.

Thiếu vitamin K gây nguy cơ sức khỏe gì?

Chứng máu khó đông

Vai trò chính của vitamin K là tham gia vào quá trình đông máu. Do đó, với lượng vitamin K thấp, bạn sẽ luôn có nguy cơ bị chảy máu nhiều sau khi bị thương. Phụ nữ thiếu vitamin K có thể bị chảy máu kinh nguyệt nhiều. Những chấn thương nhỏ ở nướu hoặc chảy máu mũi cũng có thể khiến bạn chảy máu quá mức.

Thai nhi kém phát triển

Phụ nhữ mang thai cần được bổ sung thêm vitamin K.

Phụ nữ mang thai có hàm lượng vitamin K thấp có thể gây hại cho thai nhi. Vitamin K không thể được hấp thụ dễ dàng qua nhau thai, do đó thai nhi có nhiều khả năng bị thiếu hụt. Vitamin K đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Sự thiếu hụt loại vitamin này có thể gây hậu quả nặng nề như các khuyết tật về xương, mũi, mặt, ngón tay, ống thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu và tư duy sau này của trẻ.

Lão hóa sớm

Vitamin K không phải là yếu tố gây ra các nếp nhăn, song việc thiếu hụt vitamin K lại dẫn đến các bệnh lý xương yếu, bệnh tim mạch... khiến bạn già trước tuổi. Như vậy, thiếu vitamin K ngăn bạn có cuộc sống linh hoạt và khỏe mạnh.

Loãng xương

Vitamin K cũng đóng một vai trò quan trọng giúp xương vững chắc, đặc biệt là ở phụ nữ đã mãn kinh. Trên thực tế, những người bị loãng xương thường được bổ sung vitamin K. Nó không chỉ cải thiện mật độ xương mà còn giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.

Giãn tĩnh mạch

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu vitamin K có thể là một trong những lý do gây ra chứng giãn tĩnh mạch (các tĩnh mạch đau và sưng phồng ra, chủ yếu ở chân).

Các bệnh về tim mạch

Mức độ vitamin K thấp hơn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.

Vitamin K2 liên quan trực tiếp tới sự vôi hóa động mạch, do đó thiếu hụt vitamin K2 dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Có khoảng 57% bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập có nguyên nhân là thiếu vitamin K2. Do đó, cần tăng cường vitamin K2 cho cơ thể để chống và phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Bệnh thận

Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu hụt vitamin K ở những người bị bệnh thận mạn tính cao. Vì thế, thiếu hụt vitamin K có thể là lý do gây ra các vấn đề về thận.

Bệnh Alzheimer

Vitamin K chắc chắn đóng một vai trò trong sự phát triển tổng thể của con người bao gồm cả não bộ. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra chức năng của vitamin K đối với sức khỏe tâm thần và sự thiếu hụt vitamin K có thể là cơ chế gây ra bệnh Alzheimer.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Khi nào cần bổ sung vitamin K?

Nguyễn An H+ (Theo Thehealthsite) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Xem thêm