Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 Thực phẩm chứa Probiotic có lợi cho sức khỏe - Phần 1

Probiotics là vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe hay còn gọi là lợi khuẩn. Đây thường là những vi khuẩn có lợi phục vụ một số chức năng trong cơ thể. Lợi khuẩn có nhiều tác dụng đến cơ thể và bộ não, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm trầm cảm và thúc đẩy sức khỏe tim mạch.

Probiotics (lợi khuẩn) là vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe. Đây thường là những vi khuẩn phục vụ một số chức năng trong cơ thể. Lợi khuẩn có nhiều tác dụng đến cơ thể và bộ não, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm trầm cảm và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Một số bằng chứng thậm chí lợi khuẩn có thể làm da đẹp hơn .

Probiotic không chỉ đến từ thực phẩm chức năng mà còn có mặt trong các loại thực phẩm lên men.

Dưới đây là danh sách 11 loại thực phẩm chứa lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe.

1. Sữa chua

Sữa chua là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn rất tốt, trong đó nhiều loại vi khuẩn thân thiện có thể cải thiện sức khỏe của bạn. Sữa chua được làm từ sữa lên men có chứa vi khuẩn tốt, chủ yếu là vi khuẩn sản sinh axit lactic và bifidobacteria.

Ăn sữa chua có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe của xương và tốt cho những người bị tăng huyết áp. Ở trẻ em, sữa chua có thể giúp giảm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, thậm chí có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, sữa chua cũng tốt cho những người không dung nạp lactose.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả sữa chua đều chứa probiotic sống. Trong một số trường hợp, vi khuẩn sống đã bị giết trong quá trình xử lý nhiệt. Vì vậy, hãy chắc chắn để chọn sữa chua có chứa các lợi khuẩn hoạt động hoặc sống.

Ngoài ra, hãy đảm bảo luôn đọc nhãn trên sữa chua trước khi mua. Ngay cả khi một loại sữa chua được dán nhãn ít chất béo hoặc không có chất béo, vẫn có thể chứa lượng đường bổ sung cao.

2. Kefir

Kefir là một loại sữa chua uống lên men sữa bởi probiotic và cho thêm hạt của sữa bò hoặc dê. Hạt trong Kefir không phải là ngũ cốc, mà là các loại vi khuẩn axit lactic và nấm men trông hơi giống súp lơ. Từ kefir được cho là xuất phát từ từ khóa tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là "cảm giác tốt" sau khi ăn. Kefir cũng có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Cải thiện sức khỏe của xương, tiêu hóa và bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Sữa chua có lẽ là nguồn cung cấp probiotic phổ biến nhất trong chế độ ăn phương Tây, nhưng kefir còn là nguồn tốt hơn. Kefir chứa một số chủng vi khuẩn và nấm men da dạng và tốt hơn rất nhiều.

3. Sauerkraut

Sauerkraut là món bắp cải thái nhỏ đã được lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Đây là một trong những thực phẩm truyền thống lâu đời nhất và phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Âu.

Sauerkraut thường được ăn kèm với xúc xích hoặc như một món ăn phụ. Món ăn này có vị chua, mặn và có thể lưu trữ được trong nhiều tháng trong thùng kín.

Ngoài việc chứa nguồn lợi khuẩn chất lượng cao, dưa cải bắp còn giàu chất xơ, cũng như các vitamin C, B và K. Nó cũng chứa nhiều natri và chứa sắt và mangan. Sauerkraut cũng chứa các chất chống oxy hóa- lutein và zeaxanthin những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mắt.

4. Tempeh

Tempeh là món ăn có nguồn gốc từ Indonesia. Cũng là đậu tương lên men kết dính tạo thành một khối chắc, và hương vị khá hấp dẫn, tương tự như ăn nấm. Ngày nay Tempeh đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới, được coi như là một thực phẩm thay thế cho thịt.

Cũng như các thực phẩm trên, quá trình lên men thực sự có tác động lớn đến thành phần dinh dưỡng của đậu tương. Thông thường, đậu tương thường có hàm lượng axit phytic cao, một hợp chất thực vật làm suy yếu sự hấp thụ các khoáng chất như sắt và kẽm. Tuy nhiên, quá trình lên men đã làm giảm lượng axit phytic, có thể làm tăng lượng khoáng chất mà cơ thể có thể hấp thu.

Quá trình lên men cung giúp sản sinh ra vitamin B12, một vi chất mà vốn dĩ đậu tương không chứa. Vitamin B12 chủ yếu có mặt trong thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa và trứng chứ ít khi có mặt trong thực vật.

Chính điều này làm cho tempeh trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho người ăn chay, cũng như bất cứ ai muốn bổ sung thêm một probiotic dinh dưỡng vào chế độ ăn.

5. Kimchi

Kimchi là một món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc có hương vị chua cay. Cải thảo thường là thành phần chính để làm kim chi, ngoài ra kim chi cũng được làm từ các loại rau củ khác. Người ta thường trộn rau với hỗn hợp gia vị gồm có bột ớt đỏ, tỏi, gừng, hành lá và muối.

Kimchi chứa vi khuẩn axit lactic Lactobacillus, cũng như các vi khuẩn yếm khí khác có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Kimchi làm từ cải thảo rất giàu vitamin và khoáng chất, trong đó vitamin K, riboflavin (vitamin B2) và sắt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 điều bạn cần biết trước khi bổ sung Probiotic

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - theo healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm