Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xử lí đúng cách khi bị dằm xuyên qua da

Dằm là một mảnh nhỏ của một vật thể lạ, thường là gỗ, nhưng cũng có thể là gai, nhựa hay kim loại bị vỡ nhỏ ra và cắm vào da của bạn. Chúng làm cho ta cảm thấy rất khó chịu và thậm chí những mảnh vỡ bé xíu này lại gây ra nhiều đau đớn.

Xử lí đúng cách khi bị dằm xuyên qua da

Khi một thứ gì đó đi qua da vào cơ thể của bạn, đó chính là những “vật lạ”. Vì vậy cơ thể sẽ tấn công những vật lạ này để bảo vệ an toàn cho bản thân. Kết thúc quá trình, phản ứng viêm sẽ xuất hiện ở vùng xung quanh, gây đau cho người bệnh. Cơ thể thậm chí còn tạo nên những mô sẹo xung quanh vị trí có dằm gây cảm giác đau ở da.

Điều đó có nghĩa là, việc lấy dằm ra khỏi da sẽ giúp cơ thể ngăn chăn được những vấn đề này. Hãy làm theo 3 bước sau đây đề có cách lấy dằm ra an toàn và đúng cách:

Lưu ý quan trọng: Nếu dằm cắm vào những vị trí khó lấy như sau móng tay, hãy nhờ sự can thiệp của những người có chuyên môn. Dằm trong các vị trí khó nếu không lấy ra hoặc lấy ra không đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm tại vị trí đó.

1. Làm ẩm

Làm ướt vị trí dằm đâm qua da bằng nước ấm từ 1 đến 2 phút để làm cho phần da khu vực đó mềm hơn.

Nếu dằm nằm ở ngón tay hoặc ngón chân, bạn hãy ngâm vào trong nước. Nếu đó là một vùng rộng ở cẳng chân, bạn có thể dùng chiếc băng ấm và ẩm để băng nó lại.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Quan sát chiếc dằm xem có phần nào nằm ở phía bên ngoài da của bạn hay không? Nếu có, bạn có thể chuyển luôn sang bước hướng dẫn thứ 3. Nếu chiếc dằm nằm hoằn toàn phía bên dưới bề mặt da, bạn cần thực hiện thêm một số động tác để lấy ra dễ dàng hơn.

Tìm một chiếc kim khâu, sát khuẩn bằng cồn trước khi sử dụng. Sau đó bạn dùng đầu nhọn của chiếc kim tạo một lỗ nhỏ ở da, phía trên chiếc dằm để tạo ra vị trí tiếp cận với dằm. Bạn có thể không muốn tự tay mình tạo chiếc lỗ này vì lo ngại rằng điều đó có thể sẽ làm xuất hiện một vết thương mới tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhưng nếu bạn không làm được việc này, bạn sẽ rất khó để nhìn thấy và tiếp cận chiếc rằm, hoặc nếu sau 1 đến 2 lần thử với chiếc kim mà bạn vẫn chưa làm được, hãy bỏ lại chiếc kim và thay vào đó hãy khám bác sĩ.

3. Lấy dằm ra ngoài

Khi bạn đã nhìn thấy bờ của chiếc dằm lộ ra ngoài, hãy dùng một chiếc nhíp nhỏ để kẹp chiếc dằm làm cho nó càng gần da càng tốt. Sau đó bạn đưa chiếc dằm ra ngoài theo đúng hướng mà nó đang nằm. Nếu bạn nhổ nó ra ngoài theo hướng ngược lại hoặc khác đi, rất có thể sẽ làm cong hoặc chệch hướng chiếc dằm.

Vậy cho nên bạn rất cần có một cái nhíp để thực hiện các bước này. Bạn có thể nghe nói rằng dùng tay ép các mảnh vụn ra để thay thế cho nhíp, thì một lời khuyên dành cho bạn là không nên làm như vậy, bởi vì nó có thể khiến cho vị trí tổn thương bị tách và vỡ ra.

Khi bạn đã đưa được chiếc dằm ra ngoài hoàn toàn, hãy rửa lại vị trí đó một lần nữa với xà phòng và nước sạch, thêm một chút Vaseline để tạo lớp bảo vệ tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Cuối cùng là băng vị trí bị thương đó lại. Theo dõi thật kĩ tình hình vết thương, nếu nó đỏ, sưng hay đau, hãy găp bác sĩ ngay vì có thể nó đang bị nhiễm khuẩn rồi! 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thương tích thường gặp trong ngày hè

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm