Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tuyệt chiêu xử lý vết cắt trên ngón tay của bạn.

Những tình huống nguy cấp như bỏng, vết thương chảy máu, gãy xương, co giật, bong gân, chấn thương sọ não... nếu sơ cứu ban đầu đúng cách có thể giúp hạn chế tổn thương, kịp thời cứu mạng nạn nhân.

Tuyệt chiêu xử lý vết cắt trên ngón tay của bạn.

Sơ cứu ban đầu

Những tai nạn xảy ra trong nhà bếp như dao cắt vào tay rất thường gặp hàng ngày. Dưới đây là là bốn bước cơ bản bạn cần làm khi xảy ra vấn đề: cầm máu, làm sạch vết thương, sử dụng kháng sinh và cuối cùng là băng bó.

Nghe có vẻ rất dễ dàng phải không? Trước khi bạn tự mình làm những điều này, hãy tìm hiểu một số mẹo dưới đây để bản thân có thể áp dụng được.

Tất nhiên nếu vết cắt khá sâu, bạn có thể cần phải đi khám bác sĩ để khâu vết thương lại. Những sơ cấp cứu ban đầu áp dụng trong trường hợp này chỉ khi khẩn cấp hoặc nếu không có điều kiện đến các cơ sở y tế trong thời gian nhanh nhất.

Cầm máu

Dù vết cắt lớn hay nhỏ thì bước đầu tiên luôn là cố gắng cầm máu. Điều này sẽ cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về độ sâu của vết cắt.

  • Các vết cắt nhỏ hoặc các vết xước không cần bất kỳ sự kiểm soát nào để cầm máu. Điều duy nhất bạn cần làm là làm sạch vết thương.
  • Nếu chảy máu nặng, hãy làm theo các bước để kiểm soát chảy máu. Sử dụng gạc sạch hoặc khăn để tạo áp lực giúp vết thương cầm máu.
  • Nếu ngón tay bị cắt cụt, hãy đặt áp lực lên ngón tay để kiểm soát chảy máu và làm theo các bước để điều trị cắt cụt. Phần quan trọng nhất là ngay lập tức gọi sự trợ giúp y tế có thể.

Nếu vết thương không phải của bạn, cách tốt nhất là dùng găng tay nếu có. Ngoài ra, cần sử dụng thêm một số biện pháp vệ sinh phổ biến như rửa tay trước khi chạm vào vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Khi nào bạn cần khâu?

Nếu vết cắt qua da và để lại vết thương hở, có thể bạn sẽ cần một vài mũi khâu. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có thể thấy phần mỡ hoặc cơ ở bên trong vết thương. Các chuyên gia khuyến cáo rằng để giảm thiểu các vết sẹo và nguy cơ nhiễm trùng, vết thương cần phải được đóng vảy lại trong vòng vài giờ.

Làm sạch vết thương

Bước tiếp theo là làm sạch vết thương. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và cho phép bạn thực sự thấy được độ sâu của vết cắt.

  1. Rửa sạch vết cắt dưới vòi nước chảy. 
  2. Rửa xung quanh vết thương bằng xà phòng. Xà phòng kháng khuẩn là không cần thiết vì nó có thể kích thích các vết cắt. Ngoài ra, nếu có thể, hãy tránh các sản phẩm xà phòng có nước hoa nặng.
  3. Nếu có bất kỳ bụi bẩn nào trong vết thương, hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng cồn. Nếu không thể làm được, bạn có thể cần một bác sĩ để giúp mình làm được điều này

Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Các loại thuốc mỡ kháng sinh chẳng hạn như Neosporin hoặc Polysporin không cần thiết cho phần lớn các vết cắt nhỏ. Tuy nhiên nếu vết thương của bạn xuất phát từ một ví trí bẩn thì việc sử dụng nó không phải là một ý tưởng tồi. Thuốc mỡ sẽ không giúp vết thương lành nhanh hơn nhưng có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng.

Không bao giờ bôi thuốc mỡ trực tiếp vào vết cắt nếu bạn không muốn tuýp thuốc của mình cũng bị nhiễm khuẩn. Thay vào đó, hãy thoa thuốc mỡ lên một bề mặt sạch sẽ rồi dùng gạc sạch

Băng dán urgo

Băng vết thương giúp bảo vệ vết cắt khỏi bui bẩn. Việc này không cần thiết trong trường hợp nhiều vết cắt nhỏ và các vết trầy xước trừ khi nó có khả năng bị nhiễm bẩn hoặc bị kích thích.

Khi sử dụng urgo bạn nên chú ý không được chạm vào phần bông ở giữa. Bóc một bên của lớp bảo vệ ở ngoài và gắn nó vào ngón tay. Quấn urgo quanh ngón tay và tháo nốt bên còn lại của lớp bảo vệ.

Theo dõi nhiễm trùng

Sau khi vết cắt đã được băng bó, hãy theo dõi sự nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm tăng nhiệt độ, sưng, nóng, đỏ, đau và chảy mủ. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên, hãy gặp bác sĩ để được chăm sóc khẩn cấp.

Giữ vết thương sạch sẽ và thay băng ít nhất mỗi ngày một lần hoặc bất cứ khi nào nó bị bẩn.

Bạn có cần tiêm uốn ván không?

Nếu vết thương đặc biệt sâu và bạn đã không tiêm uốn ván trong năm năm vừa qua, bạn nên đến cơ sở để tiêm ngừa ngay lập tức. Khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn cần thêm tư vấn cho vết thương của mình.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Tầm quan trọng của sơ cứu đối với bệnh nhân chảy máu

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm