Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm gan B : Những chú ý thường gặp và biện pháp cải thiện bệnh

Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và âm thầm. Có tới 90% người bị viêm gan B không hề biết mình bị mắc bệnh.

Viêm gan B là nguyên nhân gây ra hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan.

(Ảnh minh họa)

Một số lưu ý về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng tại gan cho virus viêm gan B gây ra. Đây là dạng viêm gan siêu vi rất phổ biến. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 3.000 người tử vong do các biến chứng của viêm gan B. Theo điều tra về gánh nặng bệnh tật năm 2019, viêm gan B là nguyên nhân gây ra hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. Cụ thể, người mắc còn có nguy cơ đối mặt với các tình trạng: Xơ gan, suy gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong nếu không được kịp thời khắc phục.

Viêm gan B rất dễ lây lan chủ yếu qua đường máu. Mặc dù người ta có tìm thấy virus viêm gan B trong nước bọt nhưng bệnh lại không lây truyền khi sử dụng chung đồ, hôn nhau, hắt hơi, ho hoặc cho con bú. Cụ thể, viêm gan B lây qua các đường sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với máu người nhiễm bệnh.

- Lây từ mẹ sang con trong khi sinh.

- Chích kim tiêm có dính máu nhiễm bệnh.

- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm viêm gan - Dùng chung dao cạo, vật dụng cá nhân còn dính máu của người bị nhiễm bệnh.

Khi bị viêm gan B, các triệu chứng xuất hiện không quá rõ rệt, thậm chí sau 3 tháng kể từ khi tiếp xúc vẫn không xuất hiện triệu chứng gì rõ rệt. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu, virus có thể sống bên ngoài cơ thể tối đa 7 ngày. Đây cũng là lý do khiến viêm gan B dễ dàng lây lan từ người này sang người khác.

Ai cũng có khả năng cao mắc viêm gan B. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B đặc biệt cao như:

- Nhân viên y tế.

- Người có nhiều bạn tình, quan hệ với nhiều người.

- Người sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.

- Người mắc bệnh gan mạn tính.

- Người có vấn đề về thận.

- Người trên 60 tuổi bị bệnh tiểu đường.

Viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, từ mẹ sang con.

(Ảnh minh họa)

Viêm gan B được chẩn đoán bằng cách nào? Nguyên tắc trong cải thiện bệnh

Để chẩn đoán viêm gan B, cách duy nhất hiện nay là xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm ban đầu:

- Xét nghiệm kháng nguyên trên bề mặt virus HBs-Ag: Cho biết bạn có đang bị viêm gan B hay không. Nếu kết quả âm tính là bạn đang không nhiễm bệnh.

- Xét nghiệm kháng thể kháng HBs-Ag: Sự có mặt của kháng thể kháng HBs-Ag cho thấy bạn đang có hệ miễn dịch tốt sau khi đã tiêm vắc xin ngừa viêm gan B. Nếu cơ thể chưa có kháng thể này, bạn có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Các xét nghiệm chuyên sâu:

- Xét nghiệm chức năng gan: Các xét nghiệm chức năng gan dùng để xác định mức độ tổn thương của gan dưới tác động của virus. Từ đó, tìm ra hướng phục hồi phù hợp.

Bên cạnh những xét nghiệm trên, tùy từng trường hợp, người bệnh còn có thể được chỉ định làm một vài xét nghiệm như: Xét nghiệm kháng thể kháng lõi, định lượng virus viêm gan,...

Sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cho căn bệnh này. Trong đó, sử dụng các thuốc có tác dụng kiềm chế sự phát triển của virus hoặc tiêu diệt chúng là lựa chọn đầu tiên. Song đa phần, các người bệnh viêm gan B mạn tính với virus ở thể ngủ thì quan trọng cần phải phục hồi lại những tổn thương mà virus gây ra tại gan. 

Kiểm soát tốt triệu chứng, yếu tố then chốt giúp ổn định bệnh

Khi đi vào cơ thể, virus viêm gan B bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan, phá hủy các tế bào và làm rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường tại cơ quan này. Cụ thể, các phản ứng như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan,... kèm theo các triệu chứng: Mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, vàng da, nổi nhiều mụn,... đều có thể xuất hiện ở những người bị viêm gan B.

Thực tế, các thuốc diệt virus viêm gan thường không có tác dụng cải thiện những triệu chứng này. Do đó, nếu chỉ sử dụng thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm virus thì các triệu chứng vẫn còn tồn tại, nguy cơ về suy gan, gan nhiễm mỡ vẫn tiếp tục tồn tại.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Viêm gan B và ảnh hưởng đến đôi mắt.

Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm