Bạn biết rằng việc xét nghiệm cholesterol thường xuyên là cần thiết và nồng độ cholesterol máu cao có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên có một vài khía cạnh mà có thể bạn chưa hiểu hết – ví dụ như cơ thể bạn cũng thực sự cần cholesterol để thực hiện nhiều chức năng sinh lý cơ bản.
Cholesterol là thành phần thiết yếu cho nhiều chức năng cơ thể
Theo bác sỹ Prediman K. Shah thuộc Viện tim mạch Cedars-Sinai (Mỹ), “Cholesterol là thành phần không thể thiếu đối với chức năng của tế bào.” Cholesterol tham gia vào cấu tạo của mọi tế bào trong cơ thể, do vậy cơ thể con người cũng không thể thiếu cholesterol. Cơ thể con người cũng có thể tự tổng hợp cholesterol nhưng đồng thời cơ thể cũng có thể sử dụng chất béo từ thực phẩm để tạo ra thành phần này.
Không phải ai có cholesterol máu cao cũng đều sẽ mắc các bệnh tim mạch
Gen di truyền là yếu tố quan trọng quyết định xem bạn có nguy cơ bị xơ vữa động mạch hay không. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim mạch và cholesterol chỉ là một trong số đó. Các bác sỹ hiểu rõ vì sao nồng độ cholesterol máu, các phản ứng viêm nhiễm và các yếu tố bảo vệ khác có tác động đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn như thế nào, do vậy điều quan trọng là bạn cần trao đổi những điều này với bác sỹ để có thể giúp duy trì một nồng độ cholesterol máu ổn định và hợp lý cho sức khỏe của bạn.
Nồng độ cholesterol máu sẽ tăng một cách tự nhiên khi già đi, đặc biệt là phụ nữ
Giai đoạn mãn kinh không chỉ khiến nhiều phụ nữ gặp phải các triệu chứng bốc hỏa, vã mồ hôi ban đêm mà còn khiến nồng độ cholesterol tăng cao. Theo bác sỹ tim mạch Stephen Kopecky thuộc Mayo Clinic, bình thường nam giới thường có chỉ số cholesterol cao hơn nữ giới, nhưng khi bước sang tuổi 60 điều đó sẽ bắt đầu thay đổi. Vào độ tuổi 70 và 80, đa số phụ nữ sẽ có nồng độ cholesterol huyết cao hơn nam giới. Mặc dù người ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của tình trạng này nhưng sự thiếu hụt estrogen khi bước sang thời kỳ mãn kinh có thể là yếu tố thúc đẩy nồng độ cholesterol tăng cao.
Những thực phẩm không chứa cholesterol vẫn có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu
Theo các chuyên gia, suy nghĩ rằng những thực phẩm không chứa cholesterol sẽ không làm gia tăng nồng độ cholesterol máu là một quan điểm hết sức sai lầm của nhiều bệnh nhân. Các loại chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và chất béo từ sữa đều có khả năng chuyển hóa thành cholesterol trong cơ thể. Ví dụ như nếu nạp khoảng 2% chất béo chuyển hóa trong tổng số năng lượng của cơ thể thì nồng độ cholesterol của bạn sẽ tăng tới 20%.
Bạn sẽ không cần phải nhịn đói trước khi kiểm tra nồng độ cholesterol máu
Theo một nghiên cứu trên quy mô lớn đăng trên tạp chí Circulation, chỉ số nồng độ LDL cholesterol máu dù bạn có nhịn ăn hay không cũng có thể giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà khoa học kết luận rằng chỉ số xét nghiệm trong điều kiện không nhịn ăn này hoàn toàn phản ánh đúng tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn bởi chúng ta bình thường không duy trì trạng thái nhịn đói kéo dài. Tuy nhiên, nếu nồng độ cholesterol của bạn khá cao hay nằm tại ngưỡng cảnh báo và bạn cũng có tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch thì bác sỹ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm nồng độ cholesterol máu khi nhịn đói để so sánh chỉ số này với chỉ số khi không nhịn đói và đưa ra kết luận chính xác hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ý nghĩa các chỉ số Cholesterol trong ước lượng rủi ro tim mạch
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh