Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau đầu, khó thở, đau tức ngực, hay chảy máu cam… Tuy nhiên, bạn còn cần cẩn thận hơn với tăng huyết áp vì căn bệnh này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim, bệnh rung nhĩ.
Theo đó, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Preventive Cardiology (châu Âu) đã chỉ ra rằng tăng huyết áp có thể gây ra bệnh rung nhĩ - dạng rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến nhất, ảnh hưởng tới hơn 40 triệu người trên toàn thế giới. Người bệnh rung nhĩ còn có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường.
Những phát hiện chính
Các nhà khoa học từ King’s College London (Anh) và Đại học Quốc gia Kapodistrian (Hy Lạp) đã tiến hành phân tích dữ liệu từ nghiên cứu tương quan trên toàn bộ hệ gene (GWAS) về huyết áp và bệnh rung nhĩ. Theo đó, trong số 1 triệu người lại có 60.620 người bị rung nhĩ, 9.70.216 người không mắc bệnh.
Nhóm nghiên cứu cũng đã bước đầu xác định được 894 biến dị di truyền liên quan tới chỉ số huyết áp có thể gây ra rung nhĩ. Họ đã phân bố ngẫu nhiên những biến dị di truyền này tới những người tham gia nghiên cứu để tiến hành một thử nghiệm có đối chứng. Tiếp theo đó, các nhà khoa học bắt đầu phân tích mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh rung nhĩ.
Họ phát hiện ra rằng, chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và áp lực mạch (hay độ chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương) cứ tăng 1mmHg thì nguy cơ bị rung nhĩ lại tăng 1,8%, 2,6% và 1,4% tương ứng. Các nhà khoa học cho rằng những phát hiện này là bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ nhân quả giữa huyết áp và rung nhĩ.
“Sử dụng thông tin di truyền trong phân tích đã giảm thiểu khả năng xảy ra quan hệ nhân quả ngược lại (tức là rung nhĩ gây tăng huyết áp) hoặc khả năng các yếu tố gây nhiễu khác là nguyên nhân gây ra rung nhĩ”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Giảm huyết áp tâm thu có thể làm giảm nguy cơ rung nhĩ
Nghiên cứu mới đã cho thấy kết quả nghiên cứu không liên quan tới bất kỳ tình trạng nào khác, bao gồm cả bệnh mạch vành và béo phì. Các nhà khoa học cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc quản lý huyết áp để phòng ngừa rung nhĩ và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Theo đó, một nghiên cứu khác trên tạp chí Hypertension cho thấy, giảm huyết áp tâm thu dưới 120mmHg có thể giúp làm giảm nguy cơ rung nhĩ tới 26%.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Kiểm soát tốt huyết áp làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim
Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn buồn ngủ hơn, tăng cân, có cảm giác bồn chồn…
Khi lựa chọn bài tập cardio tốt nhất có thể thực hiện được ở mọi nơi thì nhảy dây và chạy bộ là 2 bài tập đứng đầu. Cả 2 bài tập này đều giúp làm tăng nhịp tim, tăng mức độ làm việc của tim và phổi.
Các bác sỹ cảnh báo dấu hiệu nhồi máu cơ tim với nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Nhồi máu cơ tim cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Bạn có nên uống không? Nếu có thì khi nào, bao nhiêu và uống loại gì?
Creatinine được tìm thấy trong máu của tất cả mọi người. Khi thận làm việc bình thường, thận lọc và đào thải creatinine ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Tuy nhiên nếu bạn bị suy thận, chức năng này sẽ giảm, khiến nồng độ creatinine tăng cao. Vậy làm cách nào để giảm creatinine?
Dị ứng hải sản – hay chính xác hơn là dị ứng với các động vật có vỏ là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch cơ thể với protein ở một số loài động vật biển. Các loài động vật biển trong danh sách này bao gồm động vật giáp xác và nhuyễn thể, chẳng hạn như tôm, cua, mực, hàu, sò và những loài khác.
Đa phần mọi người đều nghĩ rằng đồ ăn vặt sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, 7 món dưới đây lại không chỉ được nhiều người yêu thích mà còn có thể tốt cho tim mạch.
Mặc dù sự thuận tiện của headphone là điều không thể phủ nhận nhưng câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào thì hợp lý, âm lượng bằng nào và đeo trong bao lâu?