Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phù và khó thở ở 3 tháng cuối thai kì

Khá nhiều mẹ bầu gặp phải khó thở và phù ở những tuần cuối của thai kì. Đôi khi những triệu chứng đó là dấu hiệu của tình trạng bệnh lí cần được quan tâm.

Khó thở ở 3 tháng cuối thai kì

Nguyên nhân khiến mẹ bầu thấy khó thở 

3 tháng cuối thai kì, tử cung ngày càng phát triển và tiến gần hơn về phía cơ hoành (đây là cơ ở nằm dưới phổi, đóng vai trò quan trọng trong hô hấp). Cơ hoành của mẹ bầu bị đẩy lên khoảng 4cm so với trước khi mang thai khiến cho phổi phải chịu những áp lực nhất định. Điều tất yếu là mẹ sẽ không thể lấy được nhiều không khí trong mỗi nhịp thở.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ bầu đang bị thiếu oxy. Cùng với sự hạn chế dung tích của phổi do sự đè nén của tử cung vào cơ hoành, thì trung tâm hô hấp ở não cũng kích thích sản xuất nhiều Progesteron (hóc-môn được sản xuất khi mang thai) khiến mẹ bầu thở chậm hơn. Mặc dù mỗi nhịp thở bạn lấy được ít không khí hơn nhưng không khí sẽ ở trong phổi của bạn lâu hơn, vì vậy sẽ mang lại lượng oxy nhiều hơn cho mẹ và thai nhi. Cơ thể của bạn cũng tăng tuần hoàn máu trong thời kì mang thai để đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ oxy.

Những cách giúp mẹ bầu kiểm soát khó thở 

Hầu hết các mẹ bầu sẽ hết khó thở sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, khó thở có thể khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi hơn hoặc căng thẳng, mất ngủ. Do vậy, hãy thử những cách dưới đây để mẹ bầu thấy dễ thở hơn:

Điều chỉnh tư thế: hãy cố gắng đứng thẳng lưng nhất có thể, lưng thẳng sẽ giảm bớt sự chèn ép của tử cung vào cơ hoành và làm bạn dễ thở hơn một chút. Hãy tưởng tượng một đường thẳng nối chính giữa xương ức và bầu trời, đường thẳng này phải trùng với trục cơ thể của bạn.

 
Tập luyện sẽ giúp bạn cải thiện việc thở cũng như nhịp tim của bạn. Nhưng hãy lưu ý rằng, bất cứ chương trình tập luyện nào bạn đang thực hiện cũng phải được sự đồng ý của bác sỹ. Việc tập luyện nên bắt đầu từ khi bạn mang bầu, nhưng nếu bạn vẫn chưa bắt đầu tập luyện thì đây chính là thời gian tốt để bạn tập Yoga trước sinh. Tập thở là cốt lõi của tập Yoga, các bài tập thở và kéo dãn dành cho mẹ bầu có thể cải thiện tư thế và giúp bạn thở tốt hơn. Và một lưu ý thêm với mẹ bầu rằng, trong 3 tháng cuối chỉ tập luyện vừa phải, bất cứ khi nào thấy khó chịu hoặc mệt mỏi, hãy dừng lại.
 
Thư giãn: càng lo lắng thì bạn càng thở nông và sẽ càng khó thở hơn. Vì vậy hãy nghỉ ngơi khi bạn cần được nghỉ ngơi hoặc khi bạn thấy khó thở nhiều hơn.

Không làm việc quá sức: hãy lắng nghe cơ thể bạn, thời gian này không phải là lúc để bạn làm việc vất vả, điều quan trọng là phải chú ý đến giới hạn của bản thân.

Cảm giác khó thở sẽ giảm đi khi bạn gần chuyển dạ. Khi em bé đi xuống vùng chậu, áp lực lên cơ hoành và phổi sẽ giảm bớt một phần.

Những dấu hiệu cảnh báo khó thở ở mẹ bầu là bệnh lý

  • Hen suyễn: nếu đã bị hen suyễn trước khi mang thai thì hen suyễn có thể nặng lên khi có thai. Hãy nói với bác sỹ nếu hen suyễn làm bạn khó thở hơn trong 3 tháng cuối thai kì, bác sỹ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Thiếu máu: trong một vài trường hợp, thiếu máu thiếu sắt có thể gây khó thở. Những triệu chứng khác của thiếu máu bao gồm mệt mỏi, đau đầu, da xanh, niêm mạc nhợt. Để chẩn đoán thiếu máu, bác sỹ có thể cần làm thêm xét nghiệm và kê cho bạn một số thực phẩm bổ sung.
  • Đau ngực hoặc ho kéo dài: nếu bạn ngực thấy đau khi hít sâu, thở nhanh, tim đập nhanh, hãy báo cho bác sỹ ngay lập tức. Những triệu chứng đó có thể là dấu hiệu có cục máu đông ở phổi (nhồi máu phổi hoặc tắc mạch phổi). Hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn ho kéo dài hơn một vài ngày hoặc đau ngực.

Phù khi mang thai

 
Phù là tình trạng ứ dịch ở các mô trong cơ thể, dịch có xu hướng ứ lại ở phần thấp của cơ thể. Phù có thể xuất hiện ở bàn chân, mắt cá chân, và đôi khi là phù ở tay. 

Nhiều phụ nữ bị phù khi mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ. Hầu hết họ thường chỉ phù ở chân, phù xuất hiện ít nhất vào buổi sáng và tăng lên trong ngày.

Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ, phù xuất hiện kèm theo đau ở cẳng chân hoặc phù xuất hiện đột ngột, phù ở mặt và ở tay, phù nhiều, hãy báo ngay cho bác sỹ. Đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bác sỹ sẽ khám, xét nghiệm và điều trị cho mẹ bầu nếu cần thiết, để đảm bảo cuộc chuyển dạ, sinh nở an toàn.

Mẹ bầu hãy tham khảo các cách dưới đây để kiểm soát phù:

Ngồi: hãy gác bàn chân của bạn lên cao mỗi khi có thể.

Đi tất hỗ trợ: đi tất có thể làm bạn thấy không thoải mái khi mang thai nhưng có loại tất  hỗ trợ chỉ đến đầu gối giúp làm giảm bớt tình trạng phù. Bạn có thể lựa chọn kích thước giống như trước khi có thai và mang tất vào buổi sáng trước khi chân bạn bị phù.

Tránh ăn quá nhiều muối, có thể dẫn đến giữ nước, gây phù.

Uống nhiều nước để giúp đào thải chất cặn bã và làm giảm lượng nước cơ thể giữ lại.

Lưu ý bổ sung 
Ba tháng cuối thai kì là thời điểm em bé phát triển rất nhanh, khiến tử cung tăng kích cỡ và sẽ đặt ra những áp lực mới lên cơ thể. Phù và khó thở là hai biểu hiện thường gặp nhưng cũng như một vài khó chịu khác, hầu hết các triệu chứng đó sẽ giảm đi trong những tuần cuối khi thai nhi đi xuống và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Hãy nhớ rằng những thay đổi này chỉ là tạm thời. Tiếp tục duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe như chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện, nghỉ ngơi, tập thể dục cường độ hợp lý sẽ có tác dụng tốt cho việc hạn chế các khó chịu này. Hãy nhớ thông báo cho bác sỹ về bất kì sự khó chịu nào của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Luyện tập an toàn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm