Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngày Tết ăn đồ nướng thế nào để không gây hại sức khỏe?

Đồ nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa Đông lạnh, đặc biệt trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, mọi người cần chế biến và ăn món nướng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cần chú ý chế biến và ăn đồ nướng đúng cách để giảm nguy cơ "rước bệnh"

Đồ nướng tiềm ẩn nguy cơ ung thư?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi nướng ở nhiệt độ cao, chất béo từ thực phẩm chảy xuống ngọn lửa bên dưới (than nóng hoặc các thanh nhiệt trong lò nướng điện), kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết thêm lên thực phẩm hoặc vỉ nướng tạo ra loại khí độc PHAs (polycyclic aromatic hydrocarbons) có thể gây ung thư. PHAs sẽ bám vào thức ăn qua khói. 

Bên cạnh đó, căn bệnh ung thư cũng trực chờ do HCAs (heterocyclic amines) - hợp chất được sản sinh khi chế biến các loại thịt đỏ, thịt gia cầm ở nhiệt độ cao như nướng hoặc hun khói.

Hướng dẫn chế biến đồ nướng đúng cách

Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, mặc dù các món nướng tiềm ẩn nguy cơ ung thư, nhưng không có nghĩa chúng ta phải “tẩy chay” loại đồ ăn này. Thay vào đó, mọi người cần biết cách chế biến món nướng sao cho hợp lý, hạn chế tối đa các thành phần độc hại phát sinh và giữ lại những dinh dưỡng quý giá:

- Chọn thịt nướng: Để hạn chế tối đa mỡ rơi xuống ngọn lửa khi nướng (sinh ra PAHs), bạn nên dùng thịt nạc, loại bỏ mỡ, bỏ da (đối với gia cầm). An toàn nhất là chọn nướng những loại thịt nạc, không chứa nhiều chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế nướng các loại thực phẩm chế biến sẵn như như xúc xích, lạp xưởng... Bởi, chúng có chứa nitrite, khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành nitrosamine. Nếu ăn một lượng vừa phải sẽ gây ngộ độc, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hoặc thường xuyên, nitrosamine trong thực phẩm cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Hạn chế nướng các thực phẩm chế biến sẵn với chất bảo quản nitrite 

Nước sốt ướp thịt: Hãy chọn những loại sốt ít đường để thịt chậm bị cháy và phòng tránh bệnh ung thư. Bạn có thể sử dụng nước sốt có vị cay có thể làm giảm sự hình thành chất HCAs; Các loại gia vị như húng tây, tỏi… có thể làm giảm lượng HCAs lên đến 60%; Nước sốt làm từ giấm và chanh có tác dụng làm thay đổi nồng độ acid trong thịt và ngăn ngừa phát sinh hợp chất PAHs.

Vỉ nướng: Chất lượng của vỉ nướng cũng có vai trò quan trọng. Nên chọn những loại khay nướng làm bằng gốm chịu nhiệt cao, hoặc thép không rỉ. Tránh dùng loại vỉ nhôm vì sự phản ứng giữa acid và nhôm trong khi nướng sẽ tạo ra những chất độc hại. Sau khi nướng cần vệ sinh dụng cụ kỹ càng. 

Bổ sung rau củ quả: Rau củ không chỉ giúp trang trí cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Khi nướng đồ ăn, các hợp chất PAHs và HCAs sẽ ít hình thành hơn khi nướng kèm theo rau củ. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa có trong rau củ sẽ phát huy tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự gây hại của gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số loại rau củ có thể dùng để nướng kèm với thịt là cà chua, hành, ớt chuông, dưa chuột, đậu bắp, cà tím…

Sử dụng cá: Cá là nguồn acid béo omega-3 tuyệt vời, trong khi ít chất béo bão hòa hơn các loại thịt nướng truyền thống. Phi lê cá hồi ướp một chút nước sốt đậu nành, dầu mè, gừng tươi, tỏi và bọc giấy bạc nướng sẽ cho ra hương vị tuyệt vời mà không hề sợ ung thư.

Làm xiên que nướng thập cẩm bắt mắt, ngon miệng và tốt cho sức khỏe

Làm xiên que nướng thập cẩm: Xắt rau, củ, quả, thịt với kích thước tương đương, sau đó xiên chúng lại thành xiên que nướng thẩm cẩm. Cách này vừa tiết kiệm thời gian nướng, vừa giúp thực phẩm đỡ bị khô hơn.

Thời gian và nhiệt độ nướng: Điều chỉnh nhiệt độ ở mức độ vừa phải để miếng thịt có thể chín từ từ mà không bị cháy, thường xuyên lật các món nướng để giúp thực phẩm chín đều, tránh cháy sém một phía. Thời gian nướng cũng cần lưu ý bởi để quá lâu sẽ khiến các món ăn bị cháy, vừa làm giảm cảm giác ngon miệng và còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư khi ăn. Bạn chỉ cần: 3 - 4 phút cho món tôm; 2 - 4 phút cho thịt bò; Khoảng 5 phút cho thịt gà; Thịt cừu từ 5 – 10 phút...

Lưu ý, đồ nướng dễ gây "nghiện" nhưng bạn cũng không nên ăn quá 2 lần/tuần.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những lưu ý ăn uống dịp Tết

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp) - Theo healthplus.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm