Trong nghiên cứu này, 45 người trưởng thành khỏe mạnh nhưng thừa cân được áp dụng một chế độ dinh dưỡng trung bình kiểu Mỹ (giàu chất béo bão hòa và carb) trong vòng 2 tuần. Sau đó, họ được chuyển sang một chế độ ăn ít béo (24% chất béo) hay 1 trong 2 chế độ ăn có lượng chất béo trung bình (34%) chất béo trong vòng 5 tuần. Một trong hai chế độ ăn chứa lượng chất béo trung bình bao gồm những chất béo lành mạnh như dầu hướng dương và dầu hạt cải; chế độ còn lại bao gồm các chất béo từ 1 trái bơ mỗi ngày.
Mỗi chế độ ăn mới này đều giúp cải thiện nồng độ cholesterol “xấu” LDL của những đối tượng tham gia nghiên cứu, bởi cả 3 chế độ này đều có lượng chất béo bão hòa thấp hơn chế độ ăn trung bình kiểu Mỹ. Tuy nhiên, những người sử dụng chất béo từ trái bơ còn cho những kết quả tốt hơn: Nồng độ cholesterol LDL của họ giảm hơn 13 điểm, so với những người cũng áp dụng chế độ ăn chứa lượng chất béo trung bình không phải từ trái bơ là giảm khoảng 8 điểm.
Vậy tại sao trái bơ lại có tác dụng tốt như vậy? Tất cả những nguồn chứa chất béo bão hòa đơn – bao gồm trái bơ – có chứa các acid béo có thể giúp làm giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, loại trái cây này dường như cũng mang những đặc tính giúp hạ cholesterol khác, như thành phần chất xơ và sterol thực vật, cùng với một loại đường có thể làm tăng cảm giác no.
Ngoài ra, một trái bơ cỡ trung bình có chứa khoảng 320 calo và 30 gram chất béo – ăn một trái mỗi ngày là có thể cung cấp gần như đủ lượng chất béo có lợi mỗi ngày. Khi người ta thay thế một số thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp hơn với một nửa trái bơ mỗi ngày – kết quả thu được vẫn vô cùng có lợi. Theo chuyên gia dinh dưỡng Tina Ruggiero, tiêu thụ một lượng quả bơ như vậy đã được chứng minh là vẫn đủ để giảm đáng kể nồng độ cholesterol tổng và nồng độ LDL.” Do vậy, bạn hãy cân nhắc đến việc thay thế loại sốt mayonnaise vẫn dùng cho các món bánh kẹp hay salad bằng sốt làm từ quả bơ, sử dụng bơ thái hạt lựu để thêm vào món súp đậu đen thay vì kem chua hay pho mát, hay một nửa trái bơ kèm nước cốt chanh và muối cho bữa ăn nhẹ buổi chiều. Bạn sẽ không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?