Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điểm khác biệt giữa đường Sucralose và đường Aspartame

Việc tiêu thụ nhiều đồ ăn và thực phẩm có chứa đường glucose có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm hay các bệnh về tim mạch. Do vậy, sử dụng một chất ngọt thay thế đường glucose có thể là một lựa chọn phù hợp nếu bạn đang trong giai đoạn cần giảm lượng đường tiêu thụ.

Đường Sucralose và đường Aspartame là 2 loại đường thay thế dùng trong thực phẩm hay đồ uống ngọt mà bản thân chúng không chứa calo hay carbohydrate. Bạn có thể tìm thấy đường sucralose phổ biến trên thị trường dưới tên nhãn là Splenda, và đường aspartame dưới tên NutraSweet hay Equal. Về bản chất, chúng đều là chất có độ ngọt cao, tuy nhiên chúng khác nhau về phương pháp và cách thức làm ngọt.

  1. Đường Sucralose

Điều thú vị của loại đường này là chúng không chứa năng lượng. Đường sucralose được thương mại hóa lần đầu vào năm 1998.

Để tạo ra loại đường này, đường glucose được trải qua một quá trình hóa học với nhiều giai đoạn khác nhau nhằm thay đổi 3 cặp oxy-hidro trong phân tử bằng các nguyên tử clo. Sự thay thế này tạo ra một sản phẩm tương tự như đường ban đầu nhưng lại không chuyển hóa được bởi cơ thể.

Cơ chế này cũng giúp sucralose có độ ngọt đáng kinh ngạc: ngọt hơn 600 lần so với glucose! Chính vì điều này mà đường sucralose thường được phối hợp với các chất độn như maltodextrin hay dextrose, giúp làm giảm độ ngọt của chúng về mức vừa phải.

Đường sucralose cũng chứa ít calo. Nếu tính trên 1 gam sản phẩm thương mại Splenda, chúng chỉ cung cấp 3 calo và 1 gam carbohydrate. Khi so sánh với dạng maltodextrin hay dextrose được tổng hợp từ ngô hay các loại cây giàu tinh bột (3,36 calo/1 gam), đường sucralose vẫn cho ít calo hơn.

Tóm lại, việc sử dụng các sản phẩm có đường sucralose (ví dụ như Splenda) giúp giảm tiêu thụ calo cho cơ thể, tránh việc tiêu thụ quá mức khuyến nghị hằng ngày.

  1. Đường Aspartame

Đường Aspartame được cấu thành từ 2 nhóm amino acid: acid aspartic và phenylalanine. Mặc dù các thành phần của chúng là đều là từ tự nhiên, song aspartame lại không được gọi là đường tự nhiên.

Đường aspartame được phát hiện năm 1965, nhưng cho đến tận năm 1981 nó mới được chấp thuận để sử dụng rộng rãi. Về bản chất, chúng được coi là chất làm ngọt có giá trị dinh dưỡng cao khi cung cấp 4 calo trên 1 gam, ngang mức đường glucose.

Khi so sánh với đường glucose, đường aspartame có độ ngọt cao hơn gấp 200 lần. Một điểm giống nhau nữa với đường sucralose là đường aspartame cũng thường được sử dụng phối hợp kèm chất độn, giúp chúng giảm độ ngọt so với nguyên bản.

Phần lớn các sản phẩm thương mại của đường aspartame đều chứa một lượng calo tương đương mức calo của maltodextrin hay dextrose. Theo khuyến nghị sử dụng được đưa ra bởi FDA – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, mức tiêu thụ khuyến nghị là 50mg/kg cân nặng trong 1 ngày. Khi sử dụng trong các đồ uống có ga chứa đường aspartame, trong 355ml đồ uống (tương đương 1 lon) sẽ có chứa khoảng 180mg. Nếu so với mức khuyến nghị, một người 75kg phải uống tới 21 lon đồ uống này trong một ngày mới đạt mức khuyến nghị. Do vậy, đường aspartame giúp hạn chế lượng đường và lượng calo tiêu thụ hằng ngày khi sử dụng.

Tác động xấu lên sức khỏe ?

Việc sử dụng đường sucralose và đường aspartame hiện nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, song phần lớn chưa tìm được những ảnh hưởng quá tiêu cực của 2 loại đường này cho sức khỏe.

Theo Ủy ban an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA), họ từng ghi nhận hơn 600 nghiên cứu về việc sử dụng đường aspartame trên thực tế kể từ năm 2013 đến nay và vẫn chưa ghi nhận trường hợp hay lý do nào để nói rằng tiêu thụ loại đường này là không an toàn. Đối với đường sucralose, hiện nay cũng đã có hơn 100 nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của loại đường này và cũng chưa ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Gần đây đã có nhiều lo ngại được đặt ra khi việc sử dụng aspartame có thể liên quan đến ung thư não. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa chứng minh được điều này, khi mà sử dụng loại đường này ở mức giới hạn an toàn.

Một tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng 2 loại đường này là đau đầu và tiêu chảy. Nếu bạn sử dụng chúng mà gặp phải những trường hợp này, tốt hơn hết là bạn nên ngừng sử dụng vì hoàn toàn có thể là do bạn không hợp với chúng. Bên cạnh đó, cũng đã có những lo ngại dấy lên rằng việc sử dụng đường nhân thay thế trong thời gian lâu dài có ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh đường ruột, song chỉ dừng lại ở nghiên cứu trên động vật mà chưa có bằng chứng trên người.

Tác động lên đường huyết và chuyển hóa

Việc tác động lên đường huyết cũng như chuyển hóa của cơ thể là một yếu tố được quan tâm hàng đầu, song đa phần các nghiên cứu hiện tại đều chú trọng vào khả năng gây tình trạng béo phì hơn là gây tăng đường huyết. Lý do có thể là do bản chất 2 loại đường này cơ thể không thể chuyển hóa được.

Một số nghiên cứu có chỉ ra việc sử dụng đường aspartame kéo dài có thể làm tăng khả năng viêm, và có thể dẫn đến các bệnh như ung thư, tiểu đường hay các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu cho rằng đường sucralose có thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa của cơ thể. Cần nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quá trình tác động lâu dài của những sản phẩm đường thay thế này lên sức khỏe, không chỉ là tác động lên đường huyết hay gây tình trạng béo phì.

Loại nào tốt hơn?

Cả 2 loại đường đều được phát triển theo một nguyên tắc: cung cấp vị ngọt mà không chứa nhiều calo. Do vậy, chúng đều an toàn cho bạn khi bạn sử dụng ở mức giới hạn an toàn.

Đối với những người mắc chứng phenyl keto-niệu, việc sử dụng sucralose là sự lựa chọn tốt hơn cả, vì cơ bản đường aspartame có chứa thành phần là amino acid. Hơn nữa, đối với những người có bệnh thận không nên sử dụng đường aspartame hoặc nếu có, nên sử dụng ở mức tối thiểu vì chúng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một chứng bệnh khác như tâm thần phân liệt cũng nên tránh sử dụng 2 loại đường này, do thành phần phenylalanine có trong đường có thể dẫn đến rối loại kiểm soát vận động của cơ bắp.

Nhìn chung, 2 loại đường này an toàn trong quá trình sử dụng nếu bạn có sức khỏe bình thường. Những tác động tiêu cực vẫn cần phải được nghiên cứu thêm.

Tổng kết

Đường sucralose và đường aspartame là 2 loại đường thay thế phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Chúng thường được phối hợp với các chất như maltodextrin hay dextrose để làm giảm độ ngọt trong quá trình sử dụng. Việc sử dụng 2 loại đường này đem lại những hiệu quả cho cơ thể khi chúng giúp giảm lượng đường tiêu thụ hằng ngày và theo đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì nhưng vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu ăn đồ ngọt của bản thân.

Sử dụng đường thay thế vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để có thể hiểu rõ về những tác động lâu dài lên sức khỏe. Lời khuyên cho bạn là cho dù là bất cứ loại đường nào đi chăng nữa, giảm lượng đường glucose tiêu thụ hằng ngày vẫn là phương pháp hiệu quả để có một sức khỏe tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại: Người bệnh đái tháo đường có ăn được ngô không?

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm