Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu và nguy cơ của việc luyện tập yoga quá sức

Tập yoga trong nhiều ngày liên tiếp với các bài tập nặng và kỹ thuật khó, có thể dẫn đến dấu hiệu của luyện tập yoga quá sức.

Một lớp học yoga có thể sẽ khiến bạn có thêm năng lượng, cảm thấy khỏe mạnh hơn và bình tĩnh hơn. Yoga là một cách tuyệt vời để kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại hình yoga mà bạn luyện tập và tần suất luyện tập, bạn hoàn toàn có thể sẽ bị luyện tập yoga quá sức.

Có nhiều loại luyện tập yoga khác nhau, từ các loại yoga yêu cầu thể lực rất cao cho đến các loại yoga nhẹ nhàng đến mức bạn có thể vừa ngủ gật vừa tập. Nếu bạn có tình trạng sức khỏe tốt, thì việc luyện tập yoga cường độ trung bình hàng ngày là tương đối an toàn, đặc biệt là nếu bạn đa dạng các bài tập yoga của mình. Do đa số các dạng bài tập yoga đều yêu cầu bạn phải có thể lực, nên bạn hoàn toàn có khả năng luyện tập quá sức chịu đựng của cơ thể hoặc luyện tập quá nặng mà không nghỉ ngơi đủ. Yoga thiên về các bài tập thăng bằng do vậy, nếu luyện tập quá mức có thể dẫn đến các vần đề chấn thương, nhưng nếu luyện tập quá ít, bạn sẽ không thu được các lợi ích của việc luyện tập yoga. Vậy thì, làm thế nào để biết rằng bạn đang luyện tập quá sức? Dưới đây là một vài dấu hiệu của việc luyện tập yoga quá sức

Yoga gây cản trở đến giấc ngủ, đời sống xã hội hoặc các khía cạnh khác của cuộc sống.

Thực ra, theo các chuyên gia về yoga, rất khó để tập yoga quá mức, đặc biệt là yoga thiền. Tuy vậy, điều này vẫn có thể xảy ra nếu việc luyện tập thiền gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, đời sống xã hội, công việc hoặc các trách nhiệm khác của bạn.

Bạn ép cơ thể luyện tập quá mức và bỏ qua những ngày nghỉ ngơi

Việc dành ra thời gian để luyện tập yoga mỗi ngày, với một số người đã là rất khó. Do vậy, họ có xu hướng sẽ luyện tập nhiều nhất có thể khi có thời gian, và việc này thường sẽ khiến cơ thể cảm thấy kiệt sức. Quá sức khi luyện tập yoga có thể biểu hiện bằng việc bạn phải gắng sức về mặt thể lực rất nhiều khi luyện tập trong nhiều ngày và không dành thời gian để nghỉ ngơi. Hoặc bạn luyện tập các bài tập yoga với cường độ quá cao, cao hơn so với tất cả các hoạt động thể chất mà bạn đang thực hiện. Quá sức về mặt thể chất có thể làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, dẫn đến đau và mệt mỏi ở nhiều cơ và khớp, từ đó làm tăng thêm nguy cơ chấn thương.

Bạn tham gia các lớp yoga trình độ quá cao hoặc quá nặng

Các lớp yoga trình độ cao hơn so với trình độ hiện tại của bạn hoặc quá nặng có thể làm cơ thể của bạn quá sức và tăng nguy cơ chấn thương. Nếu bạn mới bắt đầu luyện tập, hãy tìm lớp dành cho người mới bắt đầu của bất cứ loại yoga nào mà bạn thấy thích. Hãy thận trọng với các lớp học có mô tả như “yoga cho vùng trung tâm cơ thể” hoặc “yoga kết nối” (‘power vinyasa’) vì đây thường là những lớp học cho người ở mức độ trung cấp hoặc cao cấp. Vinyasa nghĩa là sẽ kết hợp chuyển động với hít thở và thường sẽ được dạy ở tốc độ nhanh hơn. Nếu bạn còn trẻ và có sức khỏe tốt, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc thích nghi và sẽ cảm thấy thích thú hơn với các dạng yoga yêu cầu thể lực cao, nhưng kể cả như vậy, bạn cũng vẫn nên bắt đầu với các lớp dành cho người có trình độ thấp nhất. Bạn cũng nên cân nhắc đến tình trạng thể lực của bản thân. Nếu bạn có thể lực kém hoặc cao tuổi hoặc mắc các vấn đề về sức khỏe làm hạn chế khả năng vận động, hãy tìm các lớp yoga có nhịp độ phù hợp với bạn và không quá căng thẳng.

Hơi thở của bạn không bình thường

Về cơ bản, yoga là một bài tập tập trung vào việc hít thở. Nếu bạn bị run và nếu bạn phải gắng sức để thở khi luyện tập, thì đó không còn là yoga nữa. Nếu bạn bị hụt hơi khi luyện tập yoga thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thực hiện các tư thế không phù hợp hoặc do lớp yoga bạn đang tham gia không thích hợp với trình độ của bạn.

Đau và sưng là một dấu hiệu cảnh báo khác cho thấy bạn đang tập yoga quá sức. Kể cả những người tập yoga chuyên nghiệp nhất cũng có thể bị quá sức trong một vài ngày, đặc biệt là nếu họ tham gia giảng dạy các lớp yoga cho người mới bắt đầu. Nếu bạn bị đau và sưng nhưng vẫn trong giới hạn chịu đựng và tình trạng này giảm dần sau vài ngày, thì đó là đáp ứng bình thường của cơ thể, cho thấy cơ thể bạn đang thích nghi với việc luyện tập. Nhưng nếu cơn đau tăng lên hoặc không giảm đi sau vài ngày, thì thực sự là bạn đang luyện tập quá sức.

Nguy cơ của việc luyện tập yoga quá sức là gì?

Khi luyện tập các bài tập yoga kết nối (vinyasa) với tốc độ nhanh, sẽ có thể có nguy cơ bị rách gân kheo và phát triển một số tình trạng đau mạn tính liên tục ở khu vực đó. Ngoài ra, cũng có những báo cáo về chấn thương cổ do thực hành các tư thế lộn ngược. Theo kết quả nghiên cứu trên 1336 giáo viên dạy yoga, cố gắng quá sức là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các chấn thương khi luyện tập yoga. Các vị trí chấn thương phổ biến nhất là ở cổ, thắt lưng, đầu gối, vai và cổ tay. Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng bong gân và căng ở vùng ngực, lưng, bụng là những chấn thương phổ biến nhất, gây ra khoảng 46.6% số ca chấn thương do yoga.

Luyện tập lặp lại chỉ một loại yoga cũng có thể làm nặng thêm các chấn thương hiện có hoặc gây ra các chấn thương mới.

Luyện tập yoga nóng quá mức thường là trong phòng có nhiệt độ từ 32-35 độ C có thể gây chóng mặt, buồn nôn hoặc lờ đờ do thiếu nước và điện giải. Một trong những tác dụng chính của yoga nóng là các cơ sẽ được làm nóng nhanh hơn nhưng nhược điểm của loại yoga này là bạn phải ở trong phòng có nhiệt độ cao và đôi khi bạn không ý thức được rằng bạn đang kéo giãn một dây chằng nào đó quá mức hoặc chấn thương dây chằng. Khác với các cơ bắp và gân, dây chằng không có khả năng kéo giãn được nhiều.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lợi ích của yoga đã được khoa học chứng minh 

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo everydayhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm