Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

Những việc cần làm

Khi cơn động kinh khởi phát cục bộ, hãy làm theo những lời khuyên sau:

Giữ bình tĩnh. Ban đầu có thể khó khăn nhưng sẽ dễ dàng hơn khi bạn biết được điều gì sẽ xảy ra. Giữ bình tĩnh giúp bạn suy nghĩ rõ ràng và thấy rằng thái độ của mình có khả năng lan tỏa. Con bạn và bất kỳ ai khác ở xung quanh sẽ nhận tín hiệu từ bạn. Vì vậy, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và đưa ra nhiều lời trấn an.

Luôn đồng hành cùng con. Động kinh có thể đáng sợ, vì vậy chỉ cần bạn có mặt ở đó cũng là một việc quan trọng. Bạn cũng sẽ giúp trẻ ngăn ngừa những chấn thương và mang lại cho con sự thoải mái. Ngoài ra, bạn có thể xem cơn động kinh diễn ra như thế nào và chia sẻ những chi tiết đó với bác sĩ điều trị.

Giữ con bạn an toàn. Di chuyển mọi mối nguy hiểm ra khỏi đường đi, như đồ vật nóng, đồ nội thất có cạnh sắc và bất cứ thứ gì mà con bạn có thể vấp phải. Nếu chúng đi lang thang xung quanh, bạn có thể cần đóng vai trò như một rào chắn di chuyển để hướng chúng tránh xa cầu thang, phương tiện giao thông hoặc bất cứ thứ gì có hại khác.

Cố gắng làm cho con thoải mái. Nếu có thể, hãy hướng dẫn con đến một nơi an toàn để ngồi, nhưng đừng ép buộc. Nếu trẻ đeo kính, hãy tháo chúng ra nếu có thể. Nếu con bạn nằm trên mặt đất, hãy cố gắng đặt chúng nằm nghiêng và úp mặt xuống. Điều này khiến việc thở dễ dàng hơn và giữ cho chúng không bị sặc nước bọt.

Thời gian. Cơn co giật kéo dài bao lâu và mất bao lâu để con bạn trở lại bình thường là những thông tin hữu ích mà bác sĩ cần. Ngoài ra, cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút cũng là trường hợp khẩn cấp. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc điều trị cho những trường hợp cấp cứu này thì bạn sẽ cần phải sử dụng chúng. Tùy theo từng trường hợp, có thể sử dụng:

  • Đường mũi
  • Đường uống
  • Ngậm dưới lưỡi
  • Đặt giữa má và nướu để hòa tan
  • Đường trực tràng: Sử dụng gel qua hậu môn

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc benzodiazepin vì chúng có thể nhanh chóng đi vào máu và  tác động lên não nhằm ngăn chặn cơn động kinh. Chúng bao gồm:

Diazepam: dùng bằng đường uống ( nếu trẻ tỉnh táo)

  • Dưới dạng xịt mũi: Valtoco
  • Đường trực tràng: Diastat
  • Bằng miệng, ngậm dưới lưỡi (nếu trẻ tỉnh táo): Lorazepam

Midazolam: có thể dùng qua đường mũi (Nayzilam), qua đường miệng, qua đường uống

Giúp trẻ phục hồi. Sau cơn động kinh, điều mà bất kỳ trẻ nào cũng muốn là một đám đông với những gương mặt lo lắng nhìn vào. Khi bạn đã kiểm soát được mọi việc, hãy bình tĩnh yêu cầu mọi người nhường chỗ. Sau đó, hãy cho con bạn biết chuyện gì đã xảy ra. Giữ trẻ bình tĩnh và nói cho trẻ biết rằng trẻ đang ở đâu, bạn đang bên cạnh con và con đã an toàn.

Ghi lại một bản ghi chú. Khi con bạn bắt đầu lên cơn co giật, hãy viết ra càng nhiều càng tốt về chúng. Nếu có thể, việc quay video cũng có thể giúp ích cho bác sĩ. Lưu ý: những thứ như thời gian trong ngày, thời gian của cơn động kinh và những gì đã xảy ra trước, trong và sau. Cố gắng nói cụ thể về các triệu chứng. Có thể bạn sẽ nhận thấy đầu của con quay sang một bên. Nếu bạn thấy bất kỳ hiện tượng giật cơ hoặc co giật nào, hãy ghi lại vị trí trên cơ thể đã xảy ra điều này.

Những điều cần tránh

Dưới đây là một số điều bạn không nên làm:

  • Đừng cho bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ. Thức ăn, nước uống và thuốc men đều là những mối nguy hiểm gây nghẹt thở. Hãy đợi cho đến khi con bạn hoàn toàn trở lại bình thường trước khi bạn muốn bất cứ điều gì.
  • Đừng la hét hoặc thực hiện những chuyển động nhanh chóng. Điều này rất đáng báo động và đe dọa đến trẻ. Chậm, bình tĩnh và ổn định là hướng giải quyết tốt nhất.
  • Đừng kiềm chế hoặc cố gắng di chuyển con bạn. Nếu con bạn đi lang thang xung quanh, hãy cố gắng đảm bảo khu vực đó an toàn nhất có thể. Chỉ di chuyển nếu con gặp nguy hiểm ở nơi địa điểm chúng đang có mặt, chẳng hạn như ở gần cầu thang hoặc dưới nước.

Hai điều cuối cùng không nên làm đó đặc biệt quan trọng đối với những đứa trẻ bị cơn động kinh suy giảm nhận thức cục bộ, thường được gọi là cơn động kinh cục bộ phức tạp. Trong thời gian đó, con bạn có thể không biết chúng đang làm gì hoặc những gì đang xảy ra xung quanh chúng. Vì vậy, bạn không biết trẻ sẽ phản ứng thế nào nếu bạn nói chuyện hoặc cố chạm vào trẻ.

Nếu bạn cần chạm vào con vì bất kỳ lý do gì, hãy cố gắng tiếp cận nhẹ nhàng từ bên cạnh và nói chuyện nhẹ nhàng với con trước. Hãy cố gắng hết sức để đảm bảo trẻ không cảm thấy bị đe dọa hoặc hoảng hốt.

Thuốc/ Phương pháp điều trị cấp cứu

Có những loại thuốc và phương pháp điều trị có thể và nên được sử dụng trong những tình huống cụ thể. Được gọi là "thuốc cấp cứu", chúng không thay thế thuốc hàng ngày và chỉ nên được sử dụng để giúp ngăn chặn cơn động kinh nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, chúng có thể được sử dụng bằng cách:

  • Xịt mũi
  • Uống dưới dạng thuốc viên
  • Ngậm dưới lưỡi
  • Đặt giữa má và nướu để hòa tan
  • Sử dụng gel qua hậu môn

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc benzodiazepin vì chúng nhanh chóng đi vào máu để bắt đầu tác động lên não nhằm ngăn chặn cơn động kinh. Chúng bao gồm:

  • Diazepam: sử dụng qua đường uống (nếu trẻ vẫn tỉnh), dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc qua trực tràng
  • Diastat: gel bôi trực tràng diazepam
  • Lorazepam: sử dụng qua đường uống nếu trẻ vẫn tỉnh táo
  • Nayzilam: thuốc xịt mũi midazolam
  • Valtoco: thuốc xịt mũi diazepam

An toàn dưới nước

Nếu con bạn bị co giật khi ở dưới nước, hãy đỡ cơ thể trẻ và giữ đầu trẻ ở trên mặt nước. Cố gắng đưa chúng ra khỏi nước càng sớm càng tốt. Và ngay cả khi con bạn có vẻ ổn sau đó, nên để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng của trẻ.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2024

    Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

    Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

  • 17/05/2024

    Những loại thực phẩm không nên rửa trước khi ăn

    Nhiều người luôn nghĩ tất cả các loại thực phẩm trước khi chế biến đều phải rửa kĩ, rửa sạch. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy. Vậy đâu là loại thực phẩm bạn cần rửa, đâu là loại thực phẩm không cần rửa, hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 17/05/2024

    Sai lầm khi đánh răng có thể khiến răng ố vàng

    Thói quen không làm ướt bàn chải khi đánh răng có thể khiến răng bạn chuyển sang màu vàng.

  • 16/05/2024

    Luyện tập thể thao – Bí quyết giữ gìn sức khỏe mùa thi

    Đứng trước những kì thi quan trọng, cả cơ thể và não bộ của chúng ta thường xuyên có tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh việc ôn tập kiến thức, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng là một giải pháp rất hiệu quả giúp các sĩ tử giảm căng thẳng, bao gồm việc luyện tập thể dục.

  • 15/05/2024

    Người bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những gì bạn ăn trong ngày có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vậy người thường xuyên bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

  • 15/05/2024

    Tại sao cần quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ?

    Thời thơ ấu của một người có thể đặt nền tảng cho việc học tập, hành vi, cũng như sức khỏe của một người xuyên suốt cả cuộc đời - bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Trên thực tế, có nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, các sự kiện lớn, kinh nghiệm sống và các thói quen kém lành mạnh… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • 15/05/2024

    Những biện pháp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của mảng bám trong các động mạch, làm cho chúng cứng và thu hẹp. Tình trạng này phát triển chậm dần qua nhiều năm. Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch dựa trên một số yếu tố nguy cơ khác nhau.

  • 15/05/2024

    Làm thế nào để bảo vệ làn da khi hoạt động ngoài trời?

    Hoạt động ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt của mùa Hè làm tăng nguy cơ cháy nắng, ung thư da. Áp dụng các biện pháp chống nắng kỹ càng giúp bạn bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím.

Xem thêm