Thông báo với chuyên gia, bác sỹ về các cơn đau khi chạy
Nhiều chấn thương khi chạy bộ có thể xảy ra do bạn chạy không đúng kỹ thuật, vận động quá mức, bạn dùng giày chạy hoặc chọn địa điểm tập luyện không phù hợp. Do đó, bạn nên trò chuyện với chuyên gia, bác sỹ, thậm chí cả với huấn luyện viên về những yếu tố này. Họ có thể tư vấn cho bạn cách chạy bộ đúng cách, cách chọn giày chạy phù hợp… để giảm đau, ngăn ngừa nguy cơ chấn thương.
Các huấn luyện viên không thể chẩn đoán hay giúp bạn điều trị chấn thương khi chạy bộ. Tuy nhiên, họ có thể cho bạn một số mẹo, lời khuyên liên quan tới dáng chạy, lịch trình tập luyện, địa hình phù hợp… để hạn chế nguy cơ chấn thương.
Kiên nhẫn khi mới bắt đầu thói quen chạy bộ
Khi mới bắt đầu chạy bộ, bạn nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần tốc độ. Bạn cũng chỉ nên tăng dần quãng đường chạy một khi đã cảm thấy thoải mái với cường độ tập luyện hiện tại. Để giảm nguy cơ chấn thương, bạn cũng không nên tăng quãng đường chạy quá 10% so với cung đường chạy cũ.
Có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi giữa các lần chạy
Việc chạy bộ nhiều, quá sức có thể gây ra các vết rách nhỏ tại cơ bắp. Do đó, bạn cần cho mình thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để các vết rách này lành lại. Giữa mỗi lần chạy, bạn có thể kết hợp thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hơn như bơi lội, đạp xe, tập Pilates hay tập yoga… Các bài tập này có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 dạng chấn thương thường gặp khi chạy bộ
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.