Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị đau hông khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Dù mới bắt đầu chạy bộ hay đã duy trì thói quen này được một khoảng thời gian, có một vấn đề hầu như người chạy bộ nào cũng gặp phải là các cơn đau hông khó chịu.

Triệu chứng đau hông thường xuất hiện khi chạy bộ

Khi bị đau hông, các khu vực như vùng hông trước, ụ ngồi (nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể khi bạn ngồi xuống), vùng bên cạnh hông (nơi có dải chậu chày đi qua)… là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tùy thuộc vào việc khu vực nào bị ảnh hưởng mà bạn có thể gặp các triệu chứng đau hông khác nhau. Ví dụ, trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy đau nhói bên trong khớp hông, đôi khi lại chỉ bị đau âm ỉ nhưng kéo dài.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau hông khi chạy bộ

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau hông là do vận động quá sức. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người chạy bộ vì bạn thường xuyên phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại với cường độ cao.

Đau hông là một trong những cơn đau thường gặp nhất với người chạy bộ

Các yếu tố như giày chạy không phù hợp, bề mặt chạy bộ không lý tưởng… cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau hông. Theo đó, giày chạy quá cũ hoặc không phù hợp với bàn chân có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động. Với bề mặt chạy bộ, bề mặt lý tưởng nhất để chạy bộ là nền đất cỏ vì chúng sẽ giúp giảm bớt áp lực lên cơ thể. Ngược lại, bề mặt bê tông rất cứng và thể gây nhiều áp lực hơn khi bạn chạy bộ.

Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, một vài yếu tố như chiều cao, độ cong của lòng bàn chân cũng có thể ảnh hưởng tới nguy cơ bị đau hông khi chạy bộ. Lòng bàn chân ít cong sẽ khiến cơ hông phải làm việc vất vả hơn để hỗ trợ cơ thể.

Cuối cùng, một vài yếu tố như thể lực, sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ bị đau hông khi chạy bộ.

Cách khắc phục tình trạng đau hông khi chạy bộ

Nếu tình trạng đau hông không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế gây áp lực lên hông để thúc đẩy việc hồi phục. Bạn cũng có thể tập yoga, thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để khắc phục tình trạng đau hông khi chạy bộ.

Trên thực tế, các bài tập giãn cơ rất quan trọng cả trước và sau khi vận động. Các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các bài tập giãn cơ để thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện độ đàn hồi và linh hoạt cho cơ bắp.

Trong một số trường hợp, cơn đau hông có thể xảy ra do một số chấn thương cụ thể (có thể bao gồm gãy xương, viêm gân). Do đó, nếu thấy đau hông nghiêm trọng, cơn đau ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày… bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm sao để ngăn ngừa đau hông khi chạy bộ?

Nếu bạn bị đau hông do vận động quá sức, hãy chú ý dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài ra, thử chuyển sang thực hiện tập luyện chéo (cross-training) thay vì chỉ chạy bộ cũng có thể giúp khắc phục vấn đề về lâu dài. Theo đó, bạn nên thử tập yoga, tập Pilates để tăng cường vùng hông, bắp chân và mắt cá chân.

Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra giày chạy, thay giày mới khi giày cũ đã bị mòn. Lựa chọn giày chạy phù hợp với bàn chân sẽ giúp bạn ngăn ngừa đau hông khi chạy bộ.

Bị đau hông có nên tiếp tục chạy bộ hay không?

Trên thực tế, đau nhức cơ bắp hoặc căng cơ nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động. Trong những trường hợp này, cơn đau hông sẽ dần được cải thiện khi bạn tiếp tục chạy bộ nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau hông tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày hoặc trở nên dữ dội hơn, bạn nên dừng việc tập luyện và đi khám ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thông tin tại bài viết9 lợi ích về sức khỏe tinh thần của việc chạy bộ

Vi Bùi H+ (Theo MBG) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

Xem thêm