Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khoai tây – Nguồn tinh bột tốt cho cơ thể khỏe mạnh trong tập luyện thể thao

Để duy trì sự sống, sự hoạt động và phát triển… cơ thể chúng ta cần được cung cấp năng lượng hàng ngày từ ba nguồn là chất bột đường, chất đạm và chất béo. Theo khuyến cáo của ngành Dinh dưỡng, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho một chế độ ăn nên là chất bột đường (50-65% so với tổng nặng lượng), vì đây là nguồn năng lượng sạch.

Tinh bột, hay còn gọi là carbonhydrate, được cấu trúc  bằng 3 phân tử hóa học là Carbon, Hydro và Oxy (Carbonhydrate – CHO). Sau quá trình tiêu hóa, sản phẩm chuyển hóa sẽ là khí carbonic CO2 được phổi “thở” thãi ra và Nước H2O được thận đưa ra ngoài qua nước tiểu.

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu tinh bột cần thiết cho bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp năng lượng dành cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể như tim đập, phổi thở, thận lọc máu, tiêu hóa thức ăn, cơ xương vận động, hoạt động của não, … Chất tinh bột trong khoai tây sau khi được tiêu hóa hoàn toàn thành đường glucose để duy trì đường huyết, là “thức ăn chủ yếu”  của tế bào não và duy trì vận động cho cơ bắp dưới dạng dự trữ là glycogen. Nói rõ hơn, chất tinh bột trong khoai tây rất quan trọng để trí tuệ thông suốt, minh mẫn mà còn giúp tạo ra và duy trì các hoạt động thể chất, thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nếu ăn thiếu tinh bột, hoạt động thể chất kéo dài làm tiêu hao nguồn dự trữ glucogen, dẫn đến cạn kiệt nguồn năng lượng cho vận động, sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh và sức bền của vận động viên, ảnh hưởng thành tích tập luyện và thi đấu. Vì vậy, việc cung cấp tinh bột cho cơ thể cần phải thường xuyên và kịp thời.

Một củ khoai tây trung bình 148g sẽ cung cấp 26 g tinh bột là nguồn cung cấp “nguyên liệu” cần thiết cho người vận động thể chất nhiều, tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên, để tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh COVID -19.

KHOAI TÂY MỸ NHÂN THỊT GÀ KHÌA ĐÚT LÒ

4 Phần ăn

Nguyên liệu

- Khoai tây nâu Mỹ                         4 củ

- Ức gà nhỏ                                    2 miếng

- Dừa xiêm, lấy nước                      1 trái

- Ngũ vị hương                               2g

- Nước tương                                 30ml

- Hành tím                                    10g

- Tỏi băm                                      10g

- Tương ớt                                     20g

- Tiêu xanh, tiêu đỏ tươi                 20g

- Ngò rí, cắt nhuyễn                       10g

Phương pháp thực hiện

1. Ướp ức gà với ngũ vị hương, nước tương, tương ớt, hành tỏi băm. Tiêu xanh, tiêu đỏ giã dập, ngò rí cắt nhuyễn.

2. Phi thơm tỏi băm, cho ức gà vào xào cho săn sau đó cho thêm nước dừa vào rim lửa nhỏ cho miếng gà thấm gia vị đến khi nước gà sệt lại là được. Cho ngò rí và tiêu giã dập vào, trộn đều.

3. Vớt gà ra để nguội, xé nhỏ. Rưới phần nước khìa thịt gà vào trộn chung.

4. Cho khoai tây nâu mỹ vào lò vi sóng 5 phút. Lấy khoai ra, múc bớt ruột ra.

5. Cho nhân thịt gà khìa vào. Sau đó phết phần nuớc khìa lên phần vỏ khoai tây.

6. Bọc giấy bạc lại rồi đem nuớng khoai thêm 15 phút cho khoai thấm gia vị.

7. Lấy khoai ra, trang trí ngò rí lên trên.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đừng dại mà ăn nếu nhìn thấy khoai tây có dấu hiệu này

BS CK1 Đào Thị Yến Thủy Trưởng Khoa Dinh dưỡng BVQT Hạnh Phúc - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm