Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tư thế yoga giúp làm săn chắc vùng da quanh mắt

Thực hiện các bài tập yoga dưới đây thường xuyên giúp bạn cải thiện sức khỏe làn da của mình, từ đó giảm bọng mắt và giúp da săn chắc để có vẻ ngoài rạng rỡ.

Những tư thế yoga giúp làm săn chắc vùng da quanh mắt

Một số động tác yoga làm săn chắc vùng da quanh mắt và giảm nếp nhăn.

Làn da là sự phản ánh của cả sức khỏe bên trong và bên ngoài, bạn sẽ trông trẻ trung hơn rất nhiều nếu chăm sóc da đúng cách. Việc có nếp nhăn, quầng thâm và bọng mắt lớn sẽ khiến bạn trông già hơn nhiều so với tuổi thật. Dưới đây là một số động tác yoga vừa tăng cường sức khỏe tổng thể, vừa làm săn chắc da, đặc biệt là vùng da quanh mắt, giảm nếp nhăn và làm cho bạn trông trẻ trung:

Tư thế gập người (Padahasthasana)

Tư thế gập người tạo ra sự di chuyển của huyết mạch theo hướng khuôn mặt, đầu và thân trên. Tập luyện đúng và thường xuyên sẽ giúp hạn chế vết nhăn trên mặt, giúp khuôn mặt săn gọn và tươi trẻ lâu dài.

Các bước thực hiện:

- Đứng thẳng, hai tay vươn lên cao, hai bàn chân sát nhau.

- Thở ra và uốn cong phần thân trên nhẹ nhàng, cúi đầu xuống và giữ cho vai và cổ được thư giãn.

- Đặt lòng bàn tay ở hai bên bàn chân.

- Cố gắng giữ chân và đầu gối thẳng trong suốt quá trình tập. Nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể phải hơi khuỵu đầu gối để thực hiện được điều này.

- Khi thực hiện, từ từ duỗi thẳng đầu gối và cố gắng để ngực chạm vào đùi.

Ngồi gập người về phía trước (Paschimottanasana)

Tư thế này giúp kéo giãn cột sống, vai, gân kheo làm giảm bớt các cơn đau đầu, lo lắng và mêt mỏi.

Các bước thực hiện:

- Ngồi hai chân duỗi thẳng về phía trước, thẳng lưng, các ngón chân thả lỏng.

- Đảm bảo đầu gối của bạn hơi cong trong khi chân duỗi thẳng về phía trước.

- Vươn cánh tay lên trên và giữ thẳng cột sống.

- Thở ra, cúi người về phía trước và gập ở phần hông.

- Hạ cánh tay xuống và dùng ngón tay nắm chặt các ngón chân cái.

- Cố gắng để mũi chạm đầu gối trong khi thực hiện.

Tư thế cái cày (Halasana)

Tư thế này giúp giải phóng căng thẳng ở lưng, giảm bớt đau lưng và xoa dịu tâm trí rất tốt.

Các bước thực hiện:

- Nằm ngửa trên sàn, 2 tay thả lỏng, lòng bàn tay úp xuống sàn. 

- Hít vào, sử dụng cơ bụng dưới nâng chân lên khỏi sàn tạo thành 1 góc 90 độ.

- Dùng tay chống vào hông, hai khuỷu tay nằm trên sàn, hỗ trợ và nâng hông lên khỏi sàn. Dồn trọng lượng cơ thể lên vai.

- Thở ra, từ từ đưa chân vươn qua đầu và chạm sàn. Hai bàn tay vẫn tiếp tục nâng đỡ lưng, vươn dài cột sống và kéo giãn hai chân.

- Co đầu gối lại, vừa đỡ lưng, vừa cuộn mình lại để hạ người xuống. Từ từ hạ lưng, mông và chân xuống sàn, về lại tư thế thư giãn. 

Tư thế con quạ (Bal Bakasana)

Phần khó nhất khi chinh phục tư thế con quạ là bạn phải tìm cách chuyển đủ trọng lượng lên tay sao cho khi nhấc chân lên cơ thể sẽ không bị chúi về phía trước.

Các bước thực hiện:

- Ngồi xổm, hai bàn chân cách xa nhau, đầu gối rộng hơn hông.

- Đặt hai bàn tay xuống sàn nhà sao cho khoảng cách giữa hai tay rộng bằng vai.

- Các ngón mở rộng để có thể giữ thăng bằng tốt nhất.

- Rướn người về phía trước sao cho toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên hai cánh tay. Từ từ duỗi thẳng bàn chân và nâng chân trái lên khỏi mặt đất, tiếp đó là đến chân phải.

- Nâng đồng thời cả hai chân lên cao sao cho càng sát phía mông càng tốt.

Thực hiện các tư thế này với mỗi tư thế trong tối đa 30 giây và lặp lại tối đa 3 lần rất có lợi cho việc cải thiện sức khỏe tổng thể, trong đó có làn da, chống lão hóa và giảm thiểu nếp nhăn, chảy xệ vùng da quanh mắt.

Da dưới mắt bị chùng nhão, nhăn nheo, thâm quầng cũng do ngủ không đủ giấc, da khô, dị ứng, ăn quá nhiều muối, uống quá nhiều rượu, dụi mắt thường xuyên và hút thuốc... Vì thế, việc tập yoga thường xuyên dù có tác dụng giúp bạn cải thiện kết cấu của da nhưng bạn cũng cần thực hiện một số thay đổi lối sống nếu cần thiết.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 6 tư thế yoga giúp bạn khắc phục tình trạng da sần vỏ cam.

Nguyễn An H+ (Theo India) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 14/05/2024

    Bổ sung magne thế nào để giảm đau đầu?

    Magne hay magie đóng vai trò quan trọng với hoạt động thần kinh và cơ bắp. Bổ sung vi chất này có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng cơn đau nửa đầu dữ dội.

  • 14/05/2024

    Dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ

    Căn bệnh tự kỷ ngày càng trở thành mối đe đọa đối với sự phát triển của trẻ em đồng thời cũng gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ?

  • 14/05/2024

    GIẢM CĂNG THẲNG MÙA THI KHÔNG KHÓ

    Những “bí kiếp” sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn cho kì thi.

  • 14/05/2024

    Lý do khiến cơn ho của bạn không cải thiện

    Có một số lý do khiến cơn ho của bạn mãi không cải thiện. Lời giải thích có thể đơn giản như dị ứng hoặc nhiễm trùng kéo dài, nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu tận gốc nguyên nhân và thực hiện các bước để giữ cho tình trạng của bạn không trở nên tồi tệ hơn.

  • 13/05/2024

    Đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi

    Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và cả chức năng vận động

  • 13/05/2024

    VACCINE “BÌNH ĐẲNG GIỚI”

    Bộ Y tế mở rộng chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV cho người 27-45 tuổi, áp dụng từ ngày 10/5.

  • 13/05/2024

    7 biện pháp tự nhiên hiệu quả để trị mụn tại nhà

    Mụn trứng cá là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì và khi căng thẳng. Các biện pháp điều trị mụn thông thường bao gồm thuốc kê đơn, sản phẩm không kê đơn... Tuy nhiên, một số người lại thích sử dụng các phương pháp tự nhiên vì chúng được coi là an toàn hơn và ít tác dụng phụ hơn.

  • 13/05/2024

    Phát hiện mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và nhịp sinh học

    Quan niệm trước đây cho rằng chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ thuộc vào chu kỳ mặt trăng. Nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Tiến bộ Khoa học (Science Advances) phát hiện, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra nhịp nhàng có thể nhờ một “chiếc đồng hồ” trong não tương tự như nhịp sinh học hàng ngày.

Xem thêm