Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc da khi giao mùa

Khi nhiệt độ thay đổi, da dễ tổn thương, lão hóa dẫn đến nứt nẻ, mất nước và kích ứng, nhất là da nhạy cảm và người lười chăm sóc.

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt gió mùa đông bắc mạnh nhất từ đầu mùa trong tuần tới, chỉ còn 20-28 độ. Miền Trung, Nam liên tiếp mưa giông, nhiệt độ giảm. Theo thạc sĩ, bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, vào thời điểm giao mùa, da dễ bị tổn thương và lão hóa nhanh nhất. Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại, hoặc thay đổi hướng gió, gặp mưa đều khiến da dễ bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, khi nhiệt độ giảm mạnh, da dễ khô, nứt nẻ và mất nước, kích ứng dẫn đến một số bệnh như chàm, bệnh vảy nến, lupus ban đỏ, hội chứng Raynaud... Môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi nấm phát triển gây bệnh nấm da, hăm kẽ, nấm móng... Mức độ bị ảnh hưởng phụ thuộc nhiều yếu tố như cấu tạo di truyền, loại da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tẩy tế bào chết mỗi tuần 1-2 lần kết hợp với đắp mặt nạ dưỡng da để giúp da được dưỡng tốt hơn.

(Ảnh: Healthy)

Theo bác sĩ, da có xu hướng tiết dầu nhiều hơn vào mùa hè và bong tróc trong mùa lạnh. Do đó, bạn cần có điều chỉnh sớm để chăm sóc. Trong đó, dưỡng da và tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết từ lớp bên ngoài. Nên tẩy tế bào da chết một đến hai lần một tuần, không tẩy quá nhiều lần vì có thể dẫn đến mẩn đỏ và kích ứng. Riêng da khô nên dùng loại có chứa AHA.

Sử dụng sữa rửa mặt không mùi, không chứa xà phòng hoặc xà phòng nhẹ thay vì chất tẩy rửa mạnh để không làm tổn thương lớp bảo vệ, giảm tối đa nguy cơ gây kích ứng. Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ có tác dụng kiềm dầu và không làm bít tắc vùng nang lông để cân bằng PH da. Nếu da nổi mụn, tiết quá nhiều dầu, tránh trang điểm quá đậm và dày. Đắp mặt nạ mỗi tuần một lần sẽ làm sạch sâu lỗ chân lông, da khỏe và giữ được độ cân bằng pH tự nhiên.

Nam giới cần lưu ý đến làn da của mình trong thời điểm nhạy cảm. Bác sĩ Đỗ Kim Anh, Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết làn da nam giới có lớp sừng dày hơn nữ giới 20% nhưng độ ẩm kém hơn, nhất là sau 40 tuổi. Chỉ số sắc tố melanin cao, độ đàn hồi da kém và độ PH da tăng dần theo tuổi. Nếp nhăn trên da cũng nhiều hơn nữ giới.

Ngoài ra, làn da nam giới sinh nhiều chất nhờn hơn, dễ bị dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây sưng, đỏ, mủ và nhiều tổn thương khác. Nam giới cũng ít chăm sóc da, nhất là bước làm sạch.

Để khắc phục, bạn có thể bắt đầu từ tẩy sừng da 2-3 lần mỗi tuần, không sử dụng nước nóng khiến da khô hơn và nên dùng khăn thấm khô thay vì chà xát da. Hạn chế uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích.

Trường hợp nam hoặc nữ đang gặp các vấn đề do mụn ở tuổi dậy thì, hãy cân nhắc điều trị sớm để tránh các tình trạng thâm mụn hay sẹo vĩnh viễn trên da. Tạo thói quen uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn; lưu ý khi chơi thể thao ngoài trời.

Luôn thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài đường và cả ở trong nhà, kể cả lúc trời, không nắng do tia UV luôn tồn tại xuyên qua mây vào sâu trong da. Tia UV làm tăng sắc tố da, lão hóa sớm, tăng nguy cơ ung thư da...

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung vitamin cho cơ thể, như vitamin B trong gà tây, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối giúp da khỏe mạnh, phục hồi làn da khô. Vitamin C từ cam quýt, ớt, cà chua tác dụng cho da mềm mại, trắng sáng, gia tăng sản xuất collagen chống lão hóa. Vitamin E trong đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt tăng cường độ ẩm cho da, chống oxy hóa, giảm sự hình thành sắc tố da.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: “Chiều chuộng” da lúc giao mùa.

Thùy An - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm