Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bài tập tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Tập luyện thường xuyên là một trong những phương cách hữu ích giúp người cao tuổi duy trì sự dẻo dai, tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là các bài tập tốt cho người cao tuổi để rèn luyện sức khỏe.

Lợi ích của tập thể dục

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở tuổi già. Phần lớn người cao tuổi đều gặp tình trạng viêm xương khớp, sụn giữa các khớp bị phá vỡ, gây ra cứng, đau và mất khả năng vận động ở các khớp. Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay, hông, đầu gối và mắt cá chân trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. Khi về già, mật độ xương giảm dễ dẫn đến loãng xương, xương yếu và dễ bị gãy hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng sức mạnh và mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

Tập thể dục thường xuyên cũng có thể làm chậm sự suy giảm trí nhớ, ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Vận động thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm, những nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể làm tăng serotonin trong não, giúp tâm trạng tốt hơn và ít trầm cảm hơn.

Các bài tập sức bền như chạy bộ, đạp xe, bơi lội... rất tốt cho sức khỏe tim mạch người cao tuổi.

Các bài tập tốt cho người cao tuổi

Bài tập về sức bền

Bất kỳ hoạt động nào làm tăng nhịp tim và nhịp thở trong thời gian dài đều được coi là bài tập sức bền. Các bài tập sức bền và aerobic rất tốt cho tim, phổi và hệ tuần hoàn. Giúp giảm các triệu chứng của một số bệnh thường gặp lúc tuổi già như viêm khớp, tiểu đường, loãng xương, béo phì, đau lưng và trầm cảm.

Các hoạt động như đi bộ, chạy bền, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu và quần vợt đều là những bài tập tăng sức bền.

Các bài tập sức mạnh

Các bài tập sức mạnh không chỉ giúp bạn khỏe hơn mà còn giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái để thực hiện các công việc hàng ngày tốt hơn và có thể tăng cường trao đổi chất để duy trì cân nặng hợp lý.

Các bài tập sức mạnh cũng đóng một vai trò trong việc giữ cho lượng đường trong máu ở mức phù hợp, điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì. Các bài tập sức bền và sức mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, duy trì xương chắc khỏe.

Một số bài tập sức mạnh phù họp với người cao tuổi như: Squats, nâng tạ phù hợp với sức khỏe, chống đẩy giúp các cơ cánh tay, vai và ngực được hoạt động, tuy nhiên với người cao tuổi không nên hít đất mà nên chống đẩy lên tường  để phù hợp với sức khỏe.

Bài tập về tính linh hoạt

Cùng với khối lượng cơ và sức bền, sự linh hoạt cũng giảm dần khi chúng ta già đi. Nhưng giống như sức mạnh và độ bền, tính linh hoạt cũng có thể được cải thiện.  Các bài tập về tính linh hoạt cần chú ý đến các bộ phận cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay, hông, đầu gối và mắt cá chân.

Các bài tập cho sự linh hoạt giúp kéo căng cơ và các mô kết nối xung quanh. Giúp ngăn ngừa chấn thương và và té ngã ở người cao tuổi. Yoga và các bài tập dưỡng sinh phù hợp với người cao tuổi để cải thiện tính linh hoạt của các khớp.

Yoga và thể dục dưỡng sinh là những bài tập hữu hiệu giúp duy trì sự linh hoạt của các khớp ở người cao tuổi.

Bài tập thăng bằng

Khi già đi, khả năng giữ thăng bằng giảm, dễ bị ngã có thể dẫn đến gãy xương. Các bài tập thăng bằng và sức mạnh có thể giúp duy trì thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã. Có thể áp dụng bài tập dưới đây để cải thiện khả năng giữ thăng bằng:

• Đứng thẳng đứng phía sau một cái bàn hay ghế, tay vị ghế và đặt hai cách nhau.

• Nâng một chân lên khỏi mặt đất khoảng 15cm.

• Giữ tư thế này trong 10 giây.

• Lặp lại với chân đối diện.

Thực hiện tư thế đứng bằng một chân trên mỗi chân từ 5 đến 10 lần. Khi đã quen có thể chuyển sang các bài tập khó hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Luyện tập sức mạnh cho người cao tuổi.

Ngọc Anh - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm