Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Nhiều yếu tố nguy cơ suy tim hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa.

Mới đây, một nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Tim mạch Anh (BHF) đã được công bố trên tạp chí Heart Failure (châu Âu). Nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng protein neuropeptide Y (NPY) cao cũng có nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch cao hơn tới 50% so với những người có hàm lượng NPY thấp. 

Nghiên cứu này có sử dụng dữ liệu từ hơn 800 người mắc bệnh suy tim ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Với kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học Anh hy vọng xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ NPY có thể được đưa vào thực tiễn tại các phòng khám trong vòng 5 năm tới.

Theo đó, suy tim là bệnh mạn tính, xảy ra khi trái tim bị suy yếu, không còn đủ khả năng bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Suy tim có thể tiến triển âm thầm, với các triệu chứng cảnh báo như khó thở, mệt mỏi, sưng chân và mắt cá chân, khó khăn khi vận động…

Các chuyên gia cũng cảnh báo người có yếu tố di truyền, hoặc mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim… sẽ có nguy cơ cao tiến triển bệnh suy tim.

Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau: 

Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc lá thụ động

Người có nguy cơ cao mắc bị suy tim nên chủ động tránh khói thuốc lá

Người có nguy cơ cao mắc bị suy tim nên chủ động tránh khói thuốc lá.

Cách tốt nhất để phòng ngừa suy tim là tránh các yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cả thói quen hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy nicotine trong thuốc lá có thể góp phần giải phóng adrenaline trong cơ thể, từ đó làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ suy tim. 

Cũng có nghiên cứu cho thấy tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá có thể gây tổn thương thành động mạch. Điều này buộc trái tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể, về lâu dài cũng có thể dẫn tới tăng huyết áp, suy tim.

Hạn chế muối trong chế độ ăn thường ngày

Ăn quá nhiều muối cũng có thể dẫn tới tăng huyết áp, cũng như làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch. Theo đó, có nghiên cứu cho thấy ăn nhiều muối có thể góp phần gây ra chứng phì đại tâm thất trái, khiến thành tâm thất trái dày lên và buộc trái tim phải bơm máu mạnh hơn bình thường.

Để giảm muối trong chế độ ăn thường ngày, bạn nên chủ động hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn (như các loại đồ hộp, thịt nguội, nước xốt)… Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại gia vị, thảo mộc tự nhiên để thay thế muối, tăng hương vị cho món ăn.

Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi

Các loại rau củ, trái cây tươi thường chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất chống viêm. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch nói riêng, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.

Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi cũng có thể giúp giảm viêm, giảm kháng insulin, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, hỗ trợ hệ sinh vật đường ruột khỏe mạnh… Những điều này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm cả suy tim.

Kiểm soát căng thẳng, stress

Căng thẳng mạn tính làm tăng tình trạng viêm, tăng nồng độ adrenaline trong cơ thể, từ đó có thể khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ suy tim. Do đó, bạn nên cân nhắc dành thời gian ngồi thiền, tập hít thở sâu thường xuyên... để giữ tâm trạng ổn định, không bị căng thẳng, stress quá mức.

Hạn chế rượu bia

Thói quen uống nhiều rượu bia là một trong các yếu tố chính dẫn tới bệnh tăng huyết áp và suy tim. Chưa kể, uống nhiều rượu bia cũng có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng xấu đến cơ tim.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Nhiều chuyên gia khuyên nên duy trì thói quen tập thể dục với cường độ vừa phải 150 phút/tuần, kết hợp cùng 2 - 3 bài tập tăng cường cơ bắp mỗi tuần để duy trì huyết áp khỏe mạnh, giảm viêm, giảm mỡ máu, duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Hoạt động thể chất thường xuyên là “chìa khóa” để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, phòng ngừa các bệnh tim mạch như suy tim.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 cách để phòng tránh suy tim.

Vi Bùi - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2024

    VIAM Clinic - Nâng tầm thương hiệu cùng Giải vàng danh giá

    Ngày 18/5/2024 vừa qua, Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững đã phối hợp cùng các cơ quan hữu quan tổ chức Lễ công bố Giải Vàng Văn hóa Doanh nghiệp - Văn hóa Kinh doanh Việt Nam năm 2024.

  • 20/05/2024

    Bổ sung vitamin phòng còi xương cho trẻ

    Để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển chiều cao tối ưu, cùng với chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D3 và K2 là cần thiết.

  • 20/05/2024

    Dinh dưỡng trong sữa mẹ giúp giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ

    Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất và hoàn chỉnh nhất bởi vì thành phần chất dinh dưỡng trong sữa mẹ là vừa đủ cho nhu cầu khuyến cáo hàng ngày của trẻ.

  • 20/05/2024

    Dinh dưỡng lành mạnh - con đường cải thiện sức khỏe

    Dinh dưỡng tốt là một trong những chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh. Bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng.

  • 20/05/2024

    Bí quyết dinh dưỡng trong mùa hè giúp trẻ luôn khỏe mạnh

    Dưới cái nắng gay gắt và oi bức của mùa hè, duy trì một chế độ dinh dưỡng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ tiếp tục tăng trưởng tốt là điều rất quan trọng. Để làm được điều này, cha mẹ hãy cùng theo dõi những lời khuyên dưới đây để con có bữa ăn cân đối, giàu dinh dưỡng, giúp con thêm khỏe mạnh nhé.

  • 19/05/2024

    Tìm hiểu về cơn động kinh khởi phát cục bộ ở trẻ em

    Cơn động kinh khởi phát cục bộ (khởi phát tại một vùng của não) là một dạng động kinh bắt đầu từ một phần của bộ não. Biểu hiện của chúng phụ thuộc vào vị trí xảy ra động kinh trong não, có thể gây ra các triệu chứng như co giật, tê dại, cảm giác sợ hãi hoặc cảm giác thời gian chậm lại.

  • 18/05/2024

    Sốt phát ban: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 18/05/2024

    Có cần phải bổ sung vitamin trong quá trình mang thai

    Vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Xem thêm