Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nhân tim mạch bị phù điều trị ra sao, ăn uống thế nào?

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương giải đáp về việc điều trị và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch bị phù; trong sinh hoạt, vận động, bệnh nhân tim mạch bị phù cần lưu ý gì…

1. Bệnh nhân tim mạch bị phù sẽ được điều trị như thế nào?

Điều trị phù trong suy tim bao gồm việc thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thuốc lợi tiểu.

  • Chế độ ăn hạn chế muối và nước

Muối (bản chất là Natri) trong cơ thể càng nhiều thì càng làm tăng tình trạng giữ nước và phù càng rõ ràng hơn. Vì vậy, một trong những yêu cầu tiên quyết trong chế độ ăn của người bệnh suy tim là hạn chế tối đa lượng muối đưa vào cơ thể. Lượng natri trong mỗi bữa ăn không quá 2g (2 gram), và tốt nhất là dưới 1.5g. Những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.

Người bệnh suy tim nên giảm uống nước khi gặp triệu chứng khó thở, phù. Bệnh nhân nên uống tối đa 1 lít/ngày và tốt nhất chỉ nên uống khi thấy khát. Lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml.

  • Tập luyện thể dục vừa sức

Phù do suy tim là sự ứ trệ dịch tuần hoàn trong cơ thể, do đó người bệnh cần tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân suy tim chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga... Tránh tập quá sức cũng là yếu tố khởi phát làm nặng thêm tình trạng suy tim.

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu

Theo các nghiên cứu, thuốc lợi tiểu là thuốc giúp giảm triệu chứng phù và là lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim. Cơ chế chính là tăng khả năng bài tiết nước tiểu, giúp bệnh nhân loại bỏ bớt lượng dịch và muối dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, lợi tiểu còn có tác dụng kháng lại hormon aldosteron, ức chế tái hấp thu nước và natri tại ống thận, qua đó cũng hạn chế được tình trạng dư thừa dịch.

Các nhóm lợi tiểu thường dùng là: lợi tiểu quai (Furosemid, Indapamid...), lợi tiểu Thiazid và lợi tiểu kháng aldosteron (Spironolacton). Chỉ định của mỗi loại là khác nhau, tùy từng đối tượng mà bác sĩ sẽ sử dụng loại phù hợp hoặc kết hợp khi cần thiết.

Thuốc lợi tiểu có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến các chất điện giải, đặc biệt là kali (có thể tăng hoặc hạ kali), nên được dùng buổi sáng, hạn chế dùng ban đêm sẽ gây tình trạng tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.

Khi dùng thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu (nhóm Thiazid, nhóm lợi tiểu quai) thì chế độ ăn hàng ngày bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp...

Khi dùng nhóm lợi tiểu kháng aldosteron gây tăng kali máu thì bệnh nhân suy tim cần hạn chế các thực phẩm có nhiều kali và nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, phô mai... để tránh biến chứng hạ kali và bổ sung canxi giúp bảo vệ tế bào cơ tim tốt hơn.

2. Khi bệnh nhân tim mạch bị phù, cần lưu ý điều gì về ăn uống? Có cần giảm uống nước không?

Người bệnh suy tim bị phù cần có một thực đơn khoa học, đủ chất với những nguyên tắc chung sau:

Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri:

  • Muối và các thực phẩm giàu Natri chính là kẻ thù số 1 của bệnh nhân suy tim.

  • Ăn nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước, ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim.

  • Thực đơn ít muối giúp bạn kiểm soát huyết áp, tránh phù nề, cải thiện tình trạng khó thở.

  • Lượng natri trong mỗi bữa ăn không quá 2g, và tốt nhất là dưới 1.5g.

  • Những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ:

  • Những thực phẩm giàu chất xơ chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, có lợi cho sức khỏe tim mạch

  • Khẩu phần ăn nên cung cấp đủ 25-35g chất xơ mỗi ngày, để hỗ trợ tiêu hóa hóa tốt, vừa góp phần kiểm soát lượng đường, cholesterol trong máu

  • Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, ngữ cốc, trái cây tươi…

Cân bằng lượng kali trong khẩu phần ăn:

- Khoáng chất quan trọng nhất để duy trì hoạt động của tim chính là kali.

- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân suy tim thường sử dụng thuốc lợi tiểu nên sẽ làm biến đổi lượng kali trong cơ thể. Khi dùng thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu (nhóm Thiazid, nhóm lợi tiểu quai) thì chế độ ăn hàng ngày bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp...

Khi dùng nhóm lợi tiểu kháng aldosteron gây tăng kali máu thì bệnh nhân suy tim cần hạn chế các thực phẩm có nhiều kali và nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, phô mai... để tránh biến chứng hạ kali và bổ sung canxi giúp bảo vệ tế bào cơ tim tốt hơn.

Hạn chế chất béo và thực phẩm sinh hơi:

  • Nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạnh, làm gia tăng các loại bệnh tim mạch là chất béo.

  • Hạn chế các loại thịt đỏ, mỡ, thức ăn nhanh, các món chiên, xào, rán,… nên ăn cá, thịt nạc và ưu tiên các món luộc, hấp.

  • Người bệnh cũng nên tránh sử dụng những thực phẩm sinh hơi như trứng, đậu và thức ăn lên men.

Kiểm soát lượng nước:

  • Khi tim hoạt động không tốt, lượng nước nạp vào cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị giữ lại, gây nên tình trạng phù nề.

  • Người bệnh suy tim nên giảm uống nước khi gặp triệu chứng khó thở, phù.

  • Bệnh nhân nên uống tối đa 1 lít/ngày và tốt nhất chỉ nên uống khi thấy khát. Lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml.

Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá:

Rượu, đồ uống có cồn, cà phê có chứa các chất ức chế thần kinh sẽ gây hại trực tiếp lên cơ tim khiến cho tình trạng bệnh sẽ ngày càng diễn biến xấu đi.

Thuốc lá chứa nicotin gây kích thích bài tiết epinephrine vào máu khiến tim làm việc mạnh hơn. Từ đó, mạch máu co nhanh gây tăng huyết áp, trương động mạch, tạo cảm giác khó thở, tức ngực, đau ngực cho người bệnh tim.

3. Trong sinh hoạt, vận động, bệnh nhân tim mạch bị phù cần lưu ý, kiêng cữ điều gì không?

Phù do suy tim là sự ứ trệ dịch tuần hoàn trong cơ thể, do đó người bệnh cần tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân suy tim chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga... Tránh tập quá sức cũng là yếu tố khởi phát làm nặng thêm tình trạng suy tim.

4. Ở người bệnh tim mạch bị phù, massage có giúp giảm phù không?

Theo đông y (y học cổ truyền), massage giúp cho máu huyết lưu thông, có thể giúp ích trong một số trường hợp phù như suy van tĩnh mạch - đẩy nhanh hồi lưu tĩnh mạch về lại tim.

Tuy nhiên, cơ chế chính gây phù trong suy tim là vấn đề tại tim và thận, do đó massage không tác động được lên hai cơ chế này vì thế hiệu quả giúp giảm phù trong suy tim là rất ít.

Trường hợp suy tim nhẹ, phù nhẹ ở mắt cá chân thì massage mới có hiệu quả giảm phù và giảm tê nhanh, tương tự như suy van tĩnh mạch. Còn đối với suy tim nặng thì massage không có hiệu quả.

5. Người bệnh tim mạch cần làm gì để phòng tránh tình trạng bị phù?

Việc phòng tránh phù cũng giống như điều trị phù, đó là:

  • Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri

  • Kiểm soát lượng nước

  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá

  • Tập luyện thể dục vừa sức

  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe tim mạch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các loại bệnh tim ở trẻ em.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

Xem thêm