Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn gì thanh lọc cơ thể sau Tết?

Sau Tết tôi bị tăng cân và ngấy thức ăn, nên bổ sung món gì vào thực đơn để thanh lọc cơ thể, ăn ngon miệng và không béo. (Ngọc, 36 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Sau Tết, gia đình cần loại bỏ toàn bộ các thực phẩm có carbohydrat không lành mạnh như ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chế biến tinh bột. Bổ sung vào bữa ăn nhiều rau xanh và thực phẩm tươi. Hạn chế cho thêm muối và nước sốt hoặc gia vị vào món ăn. Nên ăn ở dạng luộc, hấp để giữ độ thuần khiết của các thực phẩm tươi.

Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để bổ sung chất xơ giúp tăng nhu động ruột và nhiều vitamin cũng như khoáng chất. Mọi người có thể phân chia phần thực phẩm thành 5 phần rau, 4 phần trái cây, 3 phần đậu và 3 phần ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung một số loại thảo mộc tươi vào món ăn nếu cần thêm hương vị như rau mùi, hạt mùi, cỏ xạ hương, hoa hồi, quế, bạc hà...

Các loại hạt dinh dưỡng chứa chất béo không bão hòa cũng rất phù hợp cho thực đơn sau Tết như hạt lanh, hạt thông, hạt điều, hạt dẻ...

Rau họ cải rất giàu vitamin B, sắt, magie, kali, glycine giúp bảo vệ tế bào gan và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Các loại cải như bông cải xanh, cải xoăn, cải bắp đã được nhiều nghiên cứu khẳng định hỗ trợ bảo vệ tế bào gan và tăng đào thải độc tố, hỗ trợ miễn dịch tốt.

Đậu và ngũ cốc nguyên hạt (nguồn bổ sung protein tự nhiên từ thực vật) cũng chứa đầy đủ các loại acid amin cần thiết. Đây có thể là nguồn protein thay thế tạm thời cho protein từ động vật đã được sử dụng quá nhiều trong dịp Tết.

Bổ sung atisô giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng như kali, vitamin C, magie và axit folic giúp thúc đẩy chức năng túi mật, gan khỏe mạnh, ngăn ngừa chứng khó tiêu. Hạt đậu xanh có thể lọc bỏ các chất kim loại nặng, thậm chí được coi là toa thuốc giải độc khi bị ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm.

Một số thực phẩm khác như củ cải, gạo lứt... làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, thanh lọc gan. Nước gạo lứt còn có làm đẹp da, giảm nhức mỏi, phong thấp ở người già.

Gừng, tỏi giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, tốt cho hệ tiêu hóa và đánh bại chứng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa.

Bổ sung nước từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Uống thêm nước chanh, cam giàu vitamin C, cân bằng lượng kiềm và độ PH, tăng cường hệ miễn dịch, giúp gan khỏe mạnh và làn da săn chắc mịn màng. Ngoài ra, các loại trái cây họ cam, quýt... giúp gan sản xuất các enzyme giải độc, loại bỏ các chất ô nhiễm.

Nước dừa có tính hàn, giải nhiệt làm mát, chống mất nước, hỗ trợ tiêu hóa do có lượng chất xơ cao. Một ly nước dừa trong những ngày sau Tết sẽ giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho tiêu hóa. Uống trà xanh ngăn ngừa các tình trạng như mụn cóc sinh dục, bệnh gan, các vấn đề tiêu hóa, nhiễm khuẩn,...

Tập luyện thể dục thể thao tiêu hao năng lượng dư thừa như aerobic, khiêu vũ, boxing, chạy bộ, đạp xe... hoặc các môn thể thao thư giãn như yoga, thiền. Các môn thể dục này không chỉ giúp thân hình săn chắc, hỗ trợ kiểm soát cân nặng mà còn giúp thanh lọc cơ thể bằng việc ra nhiều mồ hôi, thư giãn cơ bắp và là cách xả stress khá hiệu quả.

"Làm sạch" gian bếp, loại bỏ các loại thực phẩm tồn dư của dịp Tết bởi đa phần các loại thực phẩm này đều giàu chất béo, độ đạm cao.

Thư giãn bằng ngâm chân hoặc xông hơi để ngủ ngon và thải độc rất tốt. Bạn có thể ngâm chân vào chậu nước nóng có chút muối biển hoặc một tuần đi tắm xông hơi 2-3 lần.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Biện pháp thanh lọc sau những ngày tiệc tùng đầu năm.

Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm