Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 cách để giảm lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ hoặc sử dụng hiệu quả insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Dưới đây là 5 cách dễ dàng để giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.

Lượng đường trong cơ thể được cung cấp thông qua chế độ ăn uống.

1. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải. Bên cạnh đấy cũng giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, độ nhạy insulin tăng lên có nghĩa là các tế bào của bạn có thể sử dụng hiệu quả hơn lượng đường có sẵn trong máu của bạn.

Một trong những cách giúp các bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt là luyện tập thể dục.

Một trong những cách giúp các bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt là luyện tập thể dục.

Tập thể dục cũng giúp cơ bắp của bạn sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ. Các hình thức tập thể dục hữu ích khác bao gồm cử tạ, đi bộ nhanh, chạy, đi xe đạp, khiêu vũ, đi bộ đường dài, bơi lội... Trên thực tế, bất kỳ hoạt động nào thường xuyên giúp bạn đứng dậy và vận động - bất kể cường độ - đều có tác động đến việc kiểm soát đường huyết trong máu.

2. Quản lý lượng carbs 

Carbs (hay Carbohydrate) bao gồm đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa. Lượng carbs nạp vào ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng đường trong máu của bạn. Cơ thể bạn phân hủy carbs thành đường, chủ yếu là glucose. Sau đó, insulin giúp cơ thể bạn sử dụng và lưu trữ nó để tạo năng lượng. Khi bạn ăn quá nhiều carbs hoặc có vấn đề về chức năng insulin, quá trình này sẽ thất bại và lượng đường trong máu có thể tăng lên.

So với protein và chất béo, carbohydrate có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu.

So với protein và chất béo, carbohydrate có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu.

Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên quản lý lượng carbs nạp vào cơ thể bằng cách đếm lượng carbs và nhận thức được họ cần bao nhiêu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng điều này có thể giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn của mình một cách hợp lý, cải thiện hơn nữa việc quản lý lượng đường trong máu.

3. Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbs và hấp thụ đường, do đó thúc đẩy lượng đường trong máu tăng dần.

Có hai loại chất xơ - hòa tan và không hòa tan. Mặc dù cả hai đều quan trọng, nhưng chất xơ hòa tan đã được chứng minh là cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu, trong khi chất xơ không hòa tan đã không được chứng minh là có tác dụng này.

 Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm đường huyết và cholesterol máu.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm đường huyết và cholesterol máu.

Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể cải thiện khả năng điều chỉnh lượng đường tr

ng máu của cơ thể và giảm thiểu lượng đường trong máu xuống thấp. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 tốt hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau, trái cây, cây họ đậu, các loại ngũ cốc.

Uống nước và giữ đủ nước

Uống đủ nước có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu trong giới hạn lành mạnh. Ngoài việc ngăn ngừa tình trạng mất nước, uống đủ nước còn giúp thận thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu.

Uống nước thường xuyên giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm lượng đường trong máu.

Uống nước thường xuyên giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm lượng đường trong máu.

Uống nước thường xuyên giúp bù nước cho máu, giảm lượng đường trong máu và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên cẩn thận với đồ uống có đường do loại này làm tăng lượng đường trong máu, tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cố gắng quản lý mức độ căng thẳng của bạn

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Khi căng thẳng, cơ thể bạn tiết ra các hormone gọi là glucagon và cortisol, khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Những căng thẳng làm tăng đường huyết, thúc đẩy quá trình làm gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường rất nhanh.

Những căng thẳng làm tăng đường huyết, thúc đẩy quá trình làm gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường rất nhanh.

Một nghiên cứu trên một nhóm sinh viên cho thấy rằng tập thể dục, thư giãn và thiền định làm giảm đáng kể căng thẳng và giảm lượng đường trong máu.Các bài tập và phương pháp thư giãn như yoga và giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm cũng có thể giúp điều chỉnh các vấn đề về bài tiết insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường mãn tính.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 7 cách duy trì ổn định lượng đường huyết trong máu.

Việt An - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm