Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 bước để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể giúp các bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, đối với những người lần đầu tiên làm mẹ, việc tắm cho trẻ sơ sinh có thể là một thử thách.

Vậy, tắm cho bé như thế nào để bé thích thú và an toàn là điều được quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy, ở trẻ sơ sinh, không phải bé nào cũng quen ngay với việc tắm rửa. Có bé sẽ rất thoải mái khi được tắm, nhưng rất nhiều bé khác sợ hãi khiến bố mẹ luống cuống theo.

Dưới đây là 3 bước cơ bản để tắm cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Chuẩn bị kỹ vật dụng trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Yêu cầu cơ bản: Phòng tắm cho bé phải kín gió, tắt quạt, không để điều hòa ở nhiệt độ thấp…

Các vật dụng cần chuẩn bị sẵn:

+ Nước ấm, chậu, khăn tắm

+ Quần áo/tã

+ Dụng cụ vệ sinh rốn…

Chuẩn bị 2 chậu nước tắm. Lượng nước tùy theo tháng tuổi của bé. Từ 1 tháng trở lên, bé có nhu cầu bơi và quẫy nước thì có thể dùng nhiều nước, vòi sen nhẹ. Trước khi tắm, bạn có thể massage toàn thân cho bé, trò chuyện với bé rồi quấn khăn bông chờ tắm.

Cần kiểm tra lại nhiệt độ nước bằng cách dùng khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ để tránh trường hợp nước nóng ảnh hưởng tới bé.

Trước khi tắm, có thể massage toàn thân cho bé, trò chuyện với bé rồi quấn khăn bông chờ tắm.

Bước 2: Trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh

Dùng khăn bông thấm nước và vắt khô, sau đó lau nhẹ nhàng mắt, mũi, tai và toàn bộ vùng mặt bé.

Làm ướt đầu bé, cho dầu gội xoa đều và sau đó rửa sạch ngay.

Gội đầu, quấn khăn quanh người bé rồi dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa đều dầu gội và rửa sạch ngay, sau đó mẹ nhớ dùng khăn bông lau khô đầu cho bé trước khi tắm tiếp.

Thả bé chạm nước nhẹ nhàng, từ chân đến mông rồi lưng để bé kịp cảm nhận, thích nghi. Dùng khăn lau sạch các bộ phận theo trình tự cổ, nách, tay, ngực, bụng, lưng, mông, chân, cuối cùng là bộ phận sinh dục và hậu môn. (Nếu sử dụng sữa tắm: Cho trẻ vào chậu nước thứ 2 để làm sạch sữa tắm).

Dùng khăn bông lau khô đầu cho bé trước khi tắm tiếp.

Bước 3: Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh

Sau khi tắm bé xong thì dùng khăn quấn người bé và đặt bé lên giường có lót khăn mềm. Chú ý lau khô người bé, lau khô tóc, các kẽ tay, kẽ chân và vùng có nếp gấp da như nách, bẹn.

Dùng gòn ẩm lau sạch bộ phận sinh dục, bẹn, mông cho bé. Đối với bé gái thì lau từ trước ra sau để tránh tình trạng vùng kín bị nhiễm khuẩn.

Mặc áo cho bé trước, nếu rốn chưa rụng nên quấn tã (bôi kem chống hăm nếu cần), sau đó đi tất chân cho bé.

Tuyệt đối cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi khi tắm cho bé.

Những lưu ý khác khi tắm cho trẻ sơ sinh

Thông thường sau khi sinh về nhà, thời gian đầu bé còn non nớt nên để bé không bị lạnh khi tắm, nên chọn thời điểm tắm cho bé tốt nhất là từ 8:00 đến 15:00. Không nên tắm cho bé quá lâu dù bé tỏ ra thích thú, chỉ nên tắm bé từ 5 – 7 phút.

Trong quá trình tắm cho bé, hết sức cẩn thận với nước nóng và không rời mắt khỏi bé khi tắm cho bé. Tắm cho bé sơ sinh không cần dùng sữa tắm. Nếu dùng, phải là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé.

Rửa tay sạch trước khi vệ sinh rốn cho bé. Chăm sóc rốn cho bé: Sử dụng que xét nghiệm và cồn 70 độ để sát trùng toàn bộ phần chân và cuống rốn, từ trong ra ngoài và cả vùng da xung quanh, không dùng cồn có nồng độ cao, sẽ làm bé bị rát hay bỏng da. Chú ý không lau đi lau lại chỉ 1 que mà nên dùng nhiều que để vệ sinh cho bé.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Infographic - Hướng dẫn cách tắm an toàn cho trẻ sơ sinh.

BS. Tô Điệp - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm