Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ phản ánh tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh và ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. Các biểu hiện có thể đi kèm cả tình trạng giật mình, và điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì? Chúng có nguy hiểm không? Làm cách nào để giảm tình trạng này ở trẻ?

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện gồng người vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi thức hoặc khi ngủ có ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tuổi tới 2 tháng, và thường kết thúc khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường, nguyên nhân do trẻ chưa quen với cuộc sống ở bên ngoài tử cung của mẹ, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Do đó, trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Biểu hiện hay vặn mình ở sơ sinh được chia thành 2 trường hợp: vặn mình là biểu hiện sinh lý và vặn mình là biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, các bậc cha mẹ cần để ý xem hiện tượng vặn mình đó liệu có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.

Biểu hiện do sinh lý

Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi. Có nhiều yếu tố xung quanh có thể tác động và khiến trẻ có các biểu hiện như vặn người, đỏ mặt và kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Ngoài ra, bé vẫn sinh hoạt bình thường, không khóc, không khó chịu, không ói mửa và vẫn lên cân tốt.

Các tác động có thể ảnh hưởng bao gồm: nhiệt độ (quá lạnh hay nóng); ngủ không thoải mái (đệm quá cứng hay ồn ào…); trẻ đang đói; trẻ đang gồng mình đi tiểu tiện hay đại tiện; trẻ vận động vô thức do bị quấn quá chặt…

 

Biểu hiện do bệnh lý

Khi trẻ có triệu chứng vặn mình kèm theo các biểu hiện như ói sữa, ra mồ hôi trộm hay quấy khóc nhiều thì đó có thể là các dấu hiệu bệnh lý.

Triệu chứng do thiếu canxi máu là dễ gặp phải và thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm khi có khò khè, hoặc nôn ói. Thể trạng trẻ lúc này còi, chậm lên cân. Nếu do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, thường trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.

Tóm lại, nếu trẻ vẫn khỏe mạnh, lên cân tốt thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi trẻ được 2 - 3 tháng tuổi. Cha mẹ cũng nên nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé dần dần. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường có giấc ngủ ngắn, khoảng 3 đến 4 tiếng sau bú. Do vậy cha mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.

Làm cách nào để trẻ hết vặn mình?

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng vặn mình mà cha mẹ có thể sử dụng một số mẹo để giảm thiểu tình trạng này.

  • Thay tã, bỉm hay quần áo cho trẻ khô ráo, thoáng mát
  • Xoa dịu trẻ khi trẻ vặn mình, có thể hát ru, vỗ về trẻ. Kiểm tra các bất thường trên da trẻ.
  • Cho trẻ tắm nắng hay ra ngoài thường xuyên để phòng thiếu vitamin D
  • Người mẹ không nên kiêng khem quá mức
  • Không nên sử dụng các mẹo như xông hơi, chườm nóng hay đắp lá vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
  • Đảm bảo nhiệt độ phù hợp, tránh quá nóng, lạnh

Với các biểu hiện bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn xử trí chính xác, hiệu quả, kịp thời và an toàn.

Tổng kết

Vặn mình ở trẻ sơ sinh là tình trạng tương đối dễ gặp, xảy ra trong độ tuổi sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết sau 3-4 tháng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ các yếu tố sinh lý bình thường hoặc các yếu tố bệnh lý. Với một số mẹo kể trên, cha mẹ có thể theo dõi và xử trí để giúp trẻ thoải mái, cũng như có thái độ xử trí kịp thời cho những trường hợp bệnh lý.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nấc cục ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm