Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xeton và những thông tin bệnh nhân tiểu đường cần biết

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn chắc chắn đã nghe nói về tầm quan trọng của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nhưng bạn cũng nên quan tâm đến xeton - ketones, đặc biệt là nếu bạn bị tiểu đường type 1, hoặc tiểu đường type 2 đang điều trị insulin.

Xeton và những thông tin bệnh nhân tiểu đường cần biết

Nguồn gốc xeton

Bạn đã bao giờ nghe nói đến chế độ ăn ketogenetic – với khẩu phần bao gồm một lượng lớn chất béo, một tỉ lệ nhất định protein và rất ít tinh bột nhằm buộc cơ thể đốt cháy mỡ dự trữ làm năng lượng. Nhưng những bệnh nhân tiểu đường cần thận trọng khi ép buộc cơ thể chuyển sang trạng thái ketosis – trạng thái cơ thể đốt cháy mỡ dự trữ làm năng lượng thay vì sử dụng glucose (đường). Ở những bệnh nhân tiểu đường, nguyên nhân liên quan trực tiếp đến hormone INSULIN.

Nếu không có đủ insulin, cơ thể bạn không thể sử dụng glucose (đường) để cung cấp năng lượng. Điều này nghe không tệ lắm, không sử dụng đường thì mỡ dự trữ sẽ được sử dụng. Ai lại không muốn đốt cháy được mỡ thừa chứ? Vấn đề là, nếu mỡ bị phá vỡ trong khi cơ thể thiếu hormone insulin (ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và một số bệnh nhân tiểu đường type 2), gan sẽ tạo ra nhiều và nhiều xeton hơn nữa. Khi được tạo ra với số lượng đủ lớn, xeton bắt đầu tích tụ trong dòng máu và gây nên những hậu quả nguy hiểm.

Xeton có thể gây hại cho bạn

Sự xuất hiện của xeton không phải lúc nào cũng là vấn đề, ngay cả đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân và lượng đường máu của bạn vẫn ở mức bình thường, sự hiện diện của xeton là có thể chấp nhận được. Vấn đề sẽ xuất hiện khi nồng độ xeton quá cao, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm xeton máu. Nhiễm toan xeton (Diabetic ketoacidosis - DKA), là trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, khó thở, trở nên lú lẫn, hoặc choáng ngất.

Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này xảy ra là theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn và, nếu bạn dùng insulin, nhớ tuân thủ chính xác chỉ định của bác sỹ. Xeton thường không hình thành ngay lập tức sau khi bạn bỏ lỡ một liều insulin, nhưng lại là kết quả của cả một quá trình bạn không tuân thủ việc sử dụng insulin.

Test xeton

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn sẽ cần đến những que test xeton. Điều này đặc biệt quan trọng với những người mắc tiểu đường type 1, đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với tình trạng nhiễm toan xêtôn (Diabetic ketoacidosis - DKA). Nhưng ngay cả khi mắc tiểu đường type 2 việc chuẩn bị sẵn những que test xeton cũng rất quan trọng. Những que thử này sẽ thay đổi màu sắc tương ứng với các mẫu thử, từ đó giúp bạn xác định sự hiện diện của xeton và nồng độ của chúng trong cơ thể. Bạn cũng có thể sử dụng một thiết bị được gọi là đồng hồ đo xeton máu (ketone blood meter), hãy tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị xem liệu đó có phải lựa chọn tốt hơn dành cho bạn.  

Nếu lượng đường máu của bạn trên 250 mg/dL trong hai lần kiểm tra liên tiếp, đó chính là thời điểm để kiểm tra nồng độ xeton của bạn. Bạn cũng nên kiểm tra xeton khi đang  ốm, vì đường máu của bạn có thể bất ngờ mất kiểm soát. Cảm thấy mệt mỏi đột ngột không rõ nguyên nhân, hơi thở có mùi trái cây (mùi xeton) cũng là lúc bạn cần làm test xeton. Đau dạ dày cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của nhiễm toan xêtôn (Diabetic ketoacidosis - DKA), đặc biệt đối với những người mắc tiểu đường type 2 có sử dụng thuốc ức chế cotransporter-2 sodium-glucose như Jardiance, Invokana, hoặc Farxiga.

Kết quả dương tính, hãy tìm kiếm sự trợ giúp

Một kết quả xét nghiệm dương tính đối với xeton không phải lúc nào cũng là trường hợp cấp cứu khẩn cấp đe dọa tính mạng, nhưng đôi khi nó cũng hoàn toàn có thể là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp như thế. Nếu xét nghiệm xeton nước tiểu của bạn cho biết nồng độ xeton là rất cao, hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ xeton > 3.0 mmol/L hãy nhờ những người xung quanh trợ giúp và đến bệnh viện ngay lập tức.

Nếu kết quả test cho thấy có sự xuất hiện của xeton nhưng với nồng độ không cao như mô tả ở trên, hãy gọi cho bác sỹ của bạn và tham khảo ý kiến bác sỹ về việc tăng liều dùng insulin. Trong khi đó, hãy uống nhiều nước để đưa xeton ra khỏi cơ thể của bạn. Tiếp tục kiểm tra đường huyết và xeton mỗi 3-4 giờ cho đến khi nồng độ của chúng trở lại bình thường hoặc đến khi bác sỹ đưa ra các chỉ định điều trị khác cho bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biến chứng của tiểu đường

Bs.Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm