Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viên uống chống nắng có thực sự là “bảo bối” làm đẹp?

Viên uống chống nắng là một dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ bảo vệ làn da trước tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu sử dụng viên uống chống nắng không đúng cách, bạn có nguy cơ cao cháy nắng, ung thư da.

Có nên bổ sung viên uống chống nắng vào chu trình chăm sóc da mùa Hè?

Cơ chế hoạt động của viên uống chống nắng

Trước nhu cầu bảo vệ làn da trong mùa Hè, trên thị trường có vô vàn sản phẩm chống nắng, từ trang phục chống nắng đến kem, gel thoa ngoài da. Đặc biệt, viên uống chống nắng là sản phẩm được nhiều chị em săn đón.

So với kem chống nắng phải thoa lại trên da nhiều lần, có thể gây dị ứng, nổi mụn, viên chống nắng dạng uống hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích. Nhiều người bán còn quảng cáo rằng, chỉ cần uống viên chống nắng trước khi ra ngoài 30 - 60 phút là có thể tự tin hoạt động ngoài trời mà không cần biện pháp chống nắng nào khác.

Sản phẩm chống nắng dạng uống thường có nguồn gốc từ nước ngoài, do đó chiếm được lòng tin của nhiều người tiêu dùng ưa hàng nhập khẩu. Thành phần chính của các viên uống chống nắng thường là các chất chống oxy hóa như lycopene, vitamin C, chiết xuất trà xanh... Các chất này được cho là có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do hình thành khi làn da tiếp xúc với tia cực tím (UVA và UVB) trong ánh nắng mặt trời.

Tác động của tia UVA và UVB trong ánh nắng đến làn da.

Một số sản phẩm khác lại chứa chiết xuất lá cây Polypodium Leuctomos, một giống dương xỉ mọc ở Trung và Nam Mỹ. Kết quả một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng tỏ rằng, chiết xuất dương xỉ làm tăng thời gian chịu đựng chống bỏng của da khi tiếp xúc với tia UVB.

Thực chất, chiết xuất dương xỉ chỉ có thể làm giảm độ nhạy cảm và triệu chứng đỏ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi UVB gây đỏ rát, cháy nắng, UVA mới là tác nhân dẫn tới tình trạng lão hóa sớm, tăng sắc tố da và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Viên uống chống nắng có thay thế được kem chống nắng?

Viên uống chống nắng không thể thay thế biện pháp che chắn, đội mũ rộng vành và thoa kem chống nắng.

Khác với viên uống chống nắng, kem chống nắng (xịt chống nắng) bảo vệ làn da bằng cách tạo ra lớp màng bảo vệ hoặc phản xạ lại các tia cực tím, từ đó giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Trang phục che chắn, áo chống nắng cũng giúp hạn chế tia UV tiếp xúc với da.

Do đó, nếu chỉ uống viên uống chống nắng mà không sử dụng thêm các biện pháp khác, cơ thể bạn sẽ phải tiếp nhận một lượng bức xạ rất lớn, làm tăng nguy cơ cháy nắng, da sạm đen, thậm chí là ung thư da. Đặc biệt, viên uống chống nắng không thể làm trắng da hay đảo ngược các tác động tiêu cực của tia cực tím đến làn da. 

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sử dụng viên uống chống nắng không thể thay thế các biện pháp chống nắng truyền thống như thoa kem chống nắng. Năm 2018, cơ quan này đã cảnh báo về 4 sản phẩm viên uống chống nắng đang được quảng cáo thổi phồng công dụng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng rằng thực phẩm chức năng có thể ngăn ngừa cháy nắng, lão hóa sớm do ánh nắng hay ngăn ngừa ung thư da.

Để bảo vệ làn da trong mùa Hè, các chuyên gia da liễu khuyến nghị sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng (chống được cả tia UVA và UVB), có chỉ số SPF 30 trở lên. Sau 2 tiếng hoặc sau khi bơi, đổ mồ hôi, bạn cũng cần thoa lại để làn da được bảo vệ tối ưu nhất.

Kết hợp với biện pháp trên, người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm chức năng như viên uống chống nắng để hỗ trợ bảo vệ làn da trong thời tiết mùa Hè.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Mọi điều bạn cần biết về kem chống nắng đã được giải đáp.

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Xem thêm