Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 lưu ý để dùng kem chống nắng an toàn, hiệu quả hơn

Kem chống nắng là sản phẩm chăm sóc da không thể thiếu, đặc biệt là trong những ngày Hè nắng nóng. Dù là một sản phẩm rất thông dụng, nhưng nhiều người vẫn hay gặp sai lầm khi sử dụng kem chống nắng.

Bạn nên cẩn trọng khi dùng các loại kem chống nắng dạng xịt

Mới đây, Nhóm Công tác Môi trường (EWG) - tổ chức hoạt động về môi trường quốc tế của Mỹ đã đưa ra hướng dẫn hàng năm lần thứ 15 về sản phẩm kem chống nắng. Các chuyên gia tại tổ chức này đã đánh giá hơn 1.800 sản phẩm kem chống nắng, từ đó đưa ra một vài lời khuyên về chỉ số SPF, thành phần, cách sử dụng kem chống nắng sao cho hiệu quả.

Nên dùng sản phẩm có khả năng chống cả tia UVA, UVB

Cả tia UVA và tia UVB đều có thể gây hại cho làn da. Do đó, bạn nên tìm mua sản phẩm kem chống nắng tốt, có thể chống lại 2 loại tia. UVB (thường gắn với giá trị SPF trên nhãn sản phẩm) có thể làm tổn thương các lớp ngoài cùng của da, liên quan trực tiếp tới tình trạng viêm da, cháy nắng. Trong khi đó, UVA có thể thâm nhập sâu hơn, vào lớp hạ bì và gây stress oxy hóa, làm tổn thương collagen trong da.

Liên minh châu Âu đã có yêu cầu cụ thể về mức độ bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên nhãn các sản phẩm kem chống nắng. Theo đó, Liên minh châu Âu yêu cầu tất cả các sản phẩm kem chống nắng phải cung cấp khả năng bảo vệ khỏi tia UVA ít nhất bằng 1/3 so với SPF. Ví dụ: Nếu một sản phẩm công bố chỉ số SPF là 30, thì sản phẩm đó phải đảm bảo khả năng bảo vệ khỏi tia UVA ít nhất là 10.

Nên dùng kem chống nắng có thể chống lại cả tia UVA và UVB

Theo EWG, nhiều sản phẩm kem chống nắng tại Mỹ vẫn chưa đảm bảo yêu cầu này. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2017 trên 20 loại kem chống nắng phổ biến của Mỹ cho thấy chỉ có 11 loại đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu.

Về các thành phần giúp chống tia UVA, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ chấp thuận avobenzone và oxide kẽm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá kẽm oxide có hiệu quả chống tia UVA tốt hơn. Châu Âu chấp thuận thêm thành phần Tinosorb S và Tinosorb M, cho rằng 2 thành phần này an toàn khi dùng với nồng độ dưới 10%. EWG cũng kêu gọi FDA xem xét lại các thành phần này, vì chúng có hiệu quả và ổn định hơn avobenzone.

Cẩn trọng với chỉ số SPF

Thời gian qua, nhiều nghiên cứu, thử nghiệm đã chỉ ra rằng một số loại kem chống nắng trên thị trường không đạt được tới mức SPF theo như nhãn sản phẩm tuyên bố. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu người tiêu dùng có thể tin tưởng chỉ số SPF trên sản phẩm tới mức nào?

Theo EWG, đây không hẳn là lỗi của các thương hiệu sản xuất kem chống nắng. Theo đó, các phương pháp thử nghiệm (nhằm xác định giá trị SPF) không phải lúc nào cũng chính xác. Nguyên nhân là bởi các thử nghiệm được thực hiện với đèn UV trong phòng thí nghiệm có thể mang lại kết quả khác với môi trường thực tế.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi dùng kem chống nắng, người tiêu dùng nên thử thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng của bản thân. Theo đó, việc thường xuyên thoa lại kem chống nắng sau một khoảng thời gian nhất định (bất kể chỉ số SPF của sản phẩm) sẽ giúp bạn bảo vệ, chăm sóc da hiệu quả hơn.

Nên dùng sản phẩm kem chống nắng có thành phần khoáng chất

EWG khuyến nghị các sản phẩm kem chống nắng có chứa titanium dioxide hoặc kẽm oxide. Theo các chuyên gia, đây là những thành phần chống nắng duy nhất được coi là an toàn.

Ngoài ra, các chuyên gia của EWG cũng khuyến cáo nên tránh các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone. Thành phần này đã được chứng minh có thể hấp thụ qua da với lượng lớn, đồng thời là một chất gây rối loạn nội tiết tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormone và khả năng sinh sản của người dùng.

Cảnh giác với các loại kem chống nắng dạng xịt

Theo EWG, các loại kem chống nắng dạng xịt đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sản phẩm này có thể gây ra vấn đề đường hô hấp, ảnh hưởng xấu tới phổi nếu bạn vô tình hít phải.

Chưa kể, bạn sẽ phải xịt một lượng kem chống nắng khá dày để đảm bảo khả năng chống nắng của sản phẩm. Do đó, dù các sản phẩm kem chống nắng dạng xịt hay dạng bột có tiện dụng tới đâu, lựa chọn kem dưỡng da dạng lotion vẫn là lựa chọn tốt hơn về lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  6 điều bạn cần tránh khi lựa chọn kem chống nắng

Vi Bùi - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm