Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở là bị làm sao, có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ như rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật… Trên thực tế, rối loạn thần kinh thực vật do căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những triệu chứng này ở người trẻ tuổi.

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở có thể khiến bạn thấy lo lắng, hoảng sợ

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở có thể là triệu chứng xuất hiện thoáng qua khi bạn căng thẳng, xúc động, lo lắng, hoạt động gắng sức… Đây là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nên không quá lo ngại. Chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn đủ, các triệu chứng này sẽ dần biến mất.

Trong trường hợp bạn bị tim đập nhanh, tay chân run, khó thở ngay cả khi sức khỏe tốt, tâm lý ổn định, hãy cẩn thận vì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc một số bệnh lý dưới đây. Lúc này, bạn sẽ cần đi khám để được bác sỹ tư vấn khám và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây tim đập nhanh, tay chân run, khó thở

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất có thể do một vài vấn đề sức khỏe, các bệnh sau:

Rối loạn lo âu

Đây là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, khiến bạn hay thấy bồn chồn, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, tay chân run…

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là nguyên nhân thường gặp gây tim đập nhanh, tay chân run

Hệ thần kinh thực vật (hay hệ thần kinh tự chủ) có nhiệm vụ chi phối tất cả các chức năng tự động trong cơ thể như hoạt động của hệ tim mạchtiêu hóa, tiết niệu, sinh dục… Rối loạn thần kinh thực vật có thể làm rối loạn hoạt động của các cơ quan, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm cả tim đập nhanh, tay chân run, khó thở…

Cường giáp

Cường giáp là hội chứng rối loạn nội tiết tố, gây ra do tình trạng tăng quá mức hormone tuyến giáp. Các triệu chứng có thể bao gồm nhạy cảm với nhiệt độ, hay thấy hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, run tay chân…

Huyết áp thấp

Khi bị huyết áp thấp, ngoài triệu chứng run tay, khó thở, bạn còn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, người mệt mỏi. Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt có thể gặp khi bạn thay đổi tư thế đứng lên sau khi ngồi, hoặc ngồi dậy sau khi nằm. Lúc này, máu đang tập trung ở đầu chi và chưa kịp trở về tim để luân chuyển lên não. Các tế bào não tạm thời thiếu máu nên xuất hiện những triệu chứng trên.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như ăn không đúng bữa, bỏ bữa, ăn không đủ no, nhịn đói lâu ngày, uống rượu bia khi đang đói, hoạt động nặng quá mức…

Làm sao giảm tim đập nhanh, tay chân run, khó thở?

Bên cạnh việc điều trị các bệnh nền (nếu có) theo chỉ dẫn của bác sỹ, bạn có thể thử áp dụng một số lời khuyên sau để giảm tim đập nhanh, tay chân run, khó thở một cách tự nhiên:

- Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, thực hiện các sở thích như nghe nhạc, đọc sách…

- Chia sẻ tâm sự với bạn bè, người thân để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cải thiện triệu chứng hồi hộp dẫn tới tim đập nhanh, tay chân run. Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, các loại hạt và quả hạch vì chúng rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt cho não bộ.

- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu magne và acid béo omega-3 tốt cho thần kinh bao gồm chocolate đen, rau chân vịt, chuối, mơ, hạnh nhân, óc chó, đậu nành, gạo lứt, hạt bí, hạt lanh, hạt chia, cá mòi, cá hồi…

- Hạn chế các chất kích thích, cà phê, trà đặc, thuốc lá… vì chúng có thể kích hoạt tim đập nhanh, tay chân run.

- Ngủ đủ giấc, ngủ ngon để giảm bớt các ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Tỉnh dậy trong tình trạng tim đập dồn dập?

Vi Bùi - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm