Đau lưng
Bí quyết để giảm đau lưng là giữ cho cột sống có độ cong tư nhiên. Tư thế ngủ tốt nhất để có độ cong này là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên với sự hỗ trợ của một chiếc gối để làm giảm áp lực đặt lên vùng thắt lưng của bạn. Thông thường, mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu nhất trong tư thế nằm ngửa và đặt gối dưới đầu gối hoặc nằm nghiêng và đặt gối giữa 2 chân.
Đau vai
Nằm nghiêng về phía bên vai không bị đau có thể sẽ giúp ích cho bạn, nhưng trong khi ngủ, bạn rất có thể sẽ xoay người sang bên còn lại và làm tăng áp lực lên bên vai bị đau. Một số loại đệm có thể sẽ giúp ích cho tình trạng đau vai của bạn vì nó sẽ khiến làm giảm áp lực lên các khớp vai và hông. Nhưng, nếu bạn nằm trên một tấm đệm cứng và có cảm giác như nằm trên sàn nhà, thì việc này có thể sẽ khiến bạn khó chịu và thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ. Do vậy, hãy nằm ngửa hoặc nằm sấp để làm giảm nguy cơ khó chịu và thay đổi tư thế khi ngủ.
Đau hông
Những người bị đau hông có thể sẽ cảm thấy đỡ đau hơn bằng việc nằm ngửa, vì tư thế này sẽ giúp kéo dãn cột sống và làm giảm áp lực đặt lên hông. Bạn sẽ không muốn đặt thêm áp lực lên vùng hông vốn đã bị đau của mình vì việc này sẽ khiến bạn bị đau hơn và giấc ngủ của bạn sẽ trở nên chập chờn, khó ngủ sâu hơn.
Đau cổ
Đặt gối đúng vị trí sẽ giúp đầu bạn đặt ngay ngắn so với vai và giúp bạn giảm đau cổ trong suốt buổi tối. Hãy tìm một chiếc gối có độ cao phù hợp, để bạn không phải ngửa hoặc cúi quá nhiều trong khi ngủ. Nhưng hãy cẩn thận và đừng dùng quá nhiều gối. Nhiều người trong khi cố gắng tìm được tư thế ngủ thoải mái đã sử dụng một chiếc gối êm mềm với kích thước rất lớn hoặc nằm lên rất nhiều gối. Việc này ban đầu có thể sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái nhưng tư thế này sẽ không phải là tư thế lý tưởng khi xét đến vị trí giữa đầu và cổ. Vào buổi sáng thức dậy, bạn có thể luyện tập một vài bài tập nhẹ nhàng để làm giảm tình trạng đau cổ.
Đau đầu gối
Rất nhiều cơn đau đầu gối xuất hiện là do hai chân va chạm vào nhau. Do vậy, lời khuyên ở đây là bạn nên đặt gối hoặc thứ gì đó mềm ở giữa 2 chân để làm giảm sự tương tác giữa 2 chân.
Ngủ ngáy
Nếu bạn cùng phòng hoặc vợ/chồng bạn than phiền rằng bạn ngủ ngáy rất to, thì bạn nên thử nằm nghiêng về 1 bên khi ngủ. Khi nằm ngửa, do tác dụng của trọng lực, nên mọi thứ trong khu vực miệng, họng sẽ bị kéo về phía khí quản, khiến khí quản bị hẹp và cản trở sự lưu thông của không khí. Bạn có thể dùng thêm 1-2 chiếc gối để nâng cao đầu của mình hơn để giúp không khí có thể đi xuống dưới dễ dàng hơn.
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
Nếu bạn bị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm hoặc các bệnh khác gây đau hàm, thì hãy giữ má của bạn tránh xa gối bằng cách nằm ngửa. Không nên nằm nghiêng mặt về một bên vì tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên khớp thái dương hàm hoặc làm tăng áp lực lên hàm và sẽ khiến bạn cảm thấy đau hơn.
Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Trước hết, hãy kiểm tra với bác sỹ trước xem liệu có phải tật nghiến răng hoặc ngáy ngủ là nguyên nhân dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ cuả bạn hay không. Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ khi bạn đang ngủ, khiến bạn lơ mơ tỉnh dậy khi có lượng lớn không khí đi vào. Tình trạng này thường xảy ra nhất khi bạn nằm ngửa khi ngủ, lưỡi sẽ trượt về phía sau một cách tự nhiên và gây tắc nghẽn đường thở. Do vậy, tránh nằm ngửa để lưỡi không thể gây tắc nghẽn đường thở của bạn được nữa.
Ợ nóng
Khi van dạ dày của bạn bị giãn ra, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản, bạn sẽ có cảm giác nóng rát của tình trạng axit trào ngược. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ngủ nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ợ nóng, vì tư thế này sẽ khiến van dạ dày khó giãn ra hơn. Tận dụng trọng lực để tăng thêm lợi ích bằng cách để nửa trên của bạn hơi nâng cao một chút với một chiếc gối hình nêm. Axit sẽ dễ quay lại dạ dày hơn nếu bạn ngủ ở tư thế hơi nâng cao nửa người trên một chút. Để có được kết quả tốt nhất, hãy sử dụng một chiếc gối gọn phẳng, cao từ 20-25cm.
Nếp nhăn trên mặt
Thường xuyên nằm nghiêng về 1 bên sẽ có thể làm tăng áp lực lên phía bên đó và tạo ra các nếp nhăn. Và lời khuyên tốt nhất là bạn nên nằm ngửa. Nằm ngửa sẽ giúp mặt bạn không chà xát với gối, nhưng nếu bạn không thể ngủ được trong tư thế này thì bạn có thể nằm nghiêng về 1 bên, nhưng nên xen kẽ nằm nghiêng về bên trái và bên phải một cách đều đặn.
Mụn
Ga và đệm có thể sẽ lưu lại lượng dầu trên da và dẫn đến mụn. Miễn là bạn thay ga gối mỗi tuần một lần, bạn sẽ có thể ngủ với cảm giác thoải mái nhất. Nhưng nếu bạn không có điều kiện để thay ga gối thường xuyên, thì hãy cố gắng giữ vùng da mặt tránh xa khỏi gối. Nếu bạn nằm ngửa, thì về cơ ban, da mặt bạn sẽ không chạm vào bất cứ thứ gì cả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đối phó với ngáy ngủ
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh