Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ sốt hậu COVID-19 - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Hậu COVID-19 trẻ thường có thể gặp các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, ói,... đây là những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ em mà các phụ huynh thường chủ quan bỏ qua hoặc điều trị sai cách.

Sốt được coi là phản ứng thông thường trong thời gian nhiễm COVID -19, có thể xuất hiện ở giai đoạn hậu COVID-19 cùng nhiều bệnh thông thường khác. Cũng vì vậy nên nhiều phụ huynh có thói quen tự "chẩn đoán" bệnh và tiến hành điều trị bằng các phương thuốc truyền tai. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm do hành động này của phụ huynh. Trên thực tế, sốt không chỉ là một triệu chứng thông thường mà nó là một trong những dấu hiệu đầu tiên và quan trọng cảnh báo trẻ đang mắc một số bệnh nguy hiểm.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP.HCM)  khi trẻ bị sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh viêm đa hệ, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, rubella, nhiễm trùng huyết, viêm ruột thừa,..

Nguy cơ viêm đa hệ thống MIS-C

Trẻ từ khoảng 6-12 tuổi đặc biệt là trẻ 8-9 tuổi sau khi khỏi COVID-19 2-6 tuần có khả năng bị viêm đa hệ thống MIS-C (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children) hậu COVID-19. Sốt, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, phát ban, mắt đỏ, xung huyết giác mạc,... là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi trẻ bị viêm đa hệ thống.

Tại Việt Nam, đã ghi nhận hơn 90 trường hợp trẻ bị viêm đa hệ thống, trong đó có rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, nguy kịch do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng viêm đa hệ thống ở trẻ có thể diễn ra rất nhanh dẫn tới các tình trạng như tổn thương các cơ quan như tim, mạch máu, suy đa cơ quan, có trường hợp cần có sự can thiếp của các thiết bị như trợ thở, trợ tim, chạy ECMO, lọc máu, trong trường hợp nặng trẻ có thể tử vong.

Sốt là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như viêm đa hệ thống, sốt xuất huyết,.. phụ huynh không nên chủ quan.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra những dấu hiệu chính xác cho thấy một trẻ có nguy cơ bị viêm đa hệ thống hậu COVID-19. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác công bố ngày 22/2 cho thấy chỉ có một tỷ lệ cực kỳ nhỏ 1 phần triệu trẻ em đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mắc phải di chứng hậu COVID MIS-C. Có thể thấy rằng trẻ được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ nguy cơ bị viêm đa hệ thống thấp hơn so với những trẻ chưa được tiêm chủng và chưa tiêm chủng đầy đủ.

Nguy cơ mắc sốt xuất huyết

Giống như viêm đa hệ thống, sốt, phát ban,... cũng là những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở trẻ bị sốt xuất huyết mà phụ huynh có thể nhận biết được.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Cl,kihủ tịch Hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cũng cảnh báo rằng, "mùa mưa tới sớm kéo theo bệnh sốt xuất huyết tới sớm nên phụ huynh cần lưu ý, tránh lơ, bỏ sót dấu hiệu khiến bệnh trở nặng."

Khi trẻ bị sốt xuất huyết thường sẽ có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy,...Sốt xuất huyết nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ có thể gặp phải những biến chứng như sốc, hạ huyết áp, suy gan, suy thận,...vậy nên các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận, theo dõi trẻ để phát hiện bệnh sớm.

Nguy cơ mắc tay chân miệng

Tháng 3-5 là thời gian mà bệnh Tay chân miệng (TCM)  ở trẻ em bùng phát nhiều nhất. Trẻ sẽ bị sốt kéo dài đi kèm với sốt là các dấu hiệu đặc trưng như nổi các bọng nước, buồn nôn, bỏ ăn, nôn ói,... TCM cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyên rằng, "phụ huynh lưu ý khi thấy trẻ sốt cao liên tục > 38,5 độ C, nổi hồng ban da, đỏ mắt, đau bụng, tiêu chảy, ói, thay đổi ý thức, khó thở,… hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác.

Trẻ sốt hậu COVID-19 là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể gặp các bệnh nguy hiểm. Có thể sốt do viêm đa hệ thống, sốt xuất huyết hoặc tay chân miệng,... Ngay khi trẻ có các triệu bất thường phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám. Tuyệt đối không tự chẩn đoán và điều trị tại nhà khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Đặc biệt để tránh trẻ bị viêm đa hệ thống, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, nhanh khỏi nhưng vẫn còn nỗi lo hậu COVID.

Phạm Thương - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm