Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 nguyên nhân y khoa khiến bạn bị chóng mặt

Nếu bạn vừa đứng dậy một cách quá nhanh và cảm thấy hơi chóng mặt, thì có thể, có rất nhiều nguyên nhân, từ nhẹ đến nặng, gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân y khoa có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt sau khi đứng lên.

8 nguyên nhân y khoa khiến bạn bị chóng mặt

Hạ huyết áp tư thế đứng

Hạ huyết áp có thể gây chóng mặt, đặc biệt là nếu bạn đang nằm hoặc ngồi rồi đột ngột đứng lên. Khi bạn đứng lên quá nhanh, máu sẽ không kịp di chuyển lên đầu, do vậy, bạn sẽ có cảm giác hơi chóng mặt nhẹ.

Để dự phòng chóng mặt dạng này, hãy cho cơ thể thời gian để thay đổi tư thế một cách từ từ. Ngoài ra, có thể đi khám và trao đổi với bác sỹ về các vấn đề xảy ra với hệ tuần hoàn của bạn, nếu có. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý để điều trị kịp thời.

Mất nước

Bị mất nước nhẹ có thể khiến bạn bị ngất, mất thăng bằng bởi tình trạng mất nước sẽ làm chậm quá trình tuần hoàn máu. Thiếu nước có thể sẽ khiến huyết áp tụt xuống rất nhanh và có thể gây chóng mặt. Do vậy, hãy đảm bảo rằng bạn luôn uống đủ nước để duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Quá liều caffeine

Uống nhiều hơn lượng caffeine khuyến nghị một ngày (nhiều hơn 400mg/ngày) có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt. Caffeine là một chất kích thích, và chất kích thích sẽ hạn chế lưu lượng máu chảy tới não. Máu chảy tới não không đủ có thể là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt.

Hoảng loạn, lo lắng

Tất cả chúng ta đều sẽ lo lắng vào một thời điểm nào đó, nhưng nếu lo lắng đi kèm với dấu hiệu chóng mặt thì đó có thể là dấu hiệu của một cơn hoảng loạn sắp xảy ra hoặc rối loạn lo âu.

Hoảng loạn và rối loạn lo âu có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt nhẹ vì hoảng loạn có thể sẽ khiến tim bạn đập nhanh và thở nông, cả 2 dấu hiệu này đều gây ra tình trạng chóng mặt. Nếu bạn cảm thấy không thể tự bình tĩnh trở lại được trong một số trường hợp cụ thể, hãy liên lạc với bác sỹ.

Tăng thông khí

Khi tăng thông khí, bạn sẽ hít thở quá nhanh hoặc quá sâu, dẫn đến lượng khí CO2 quá thấp và hạn chế khả năng vận chuyển oxy đến các chi. Tăng thông khí thường xảy ra trong khi cơn lo lắng xảy ra nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết, rối loạn tim hoặc phổi hoặc cũng có thể là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, theo Viện Nghiên cứu về Sức khỏe Hoa Kỳ. Tình trạng này còn có thể gây ra cảm giác ngứa râm ran ở tay chân và chóng mặt.

Chấn động

Nếu bạn vừa va đầu vào đâu đó, kể cả là vào chạn bếp thì chóng mặt có thể là dấu hiệu cho thấy não bạn đã bị chấn động. Đa số các cơn chấn động đều rất nhẹ nhưng các cơn chấn động có thể gây ra tổn thương với não và có thể cần đến khám bác sỹ để lượng giá và điều trị kịp thời. Để hồi phục sau một cơn chấn động, có thể sẽ mất vài giờ, hoặc thậm chí là vài tuần.

Viêm tai giữa

Khi bạn bị nhiễm trùng tại tai giữa, do một cơn cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm đường hô hấp trên, thì mủ và dịch nhầy có thể sẽ hình thành ở phía sau màng nhĩ. Việc này có thể sẽ khiến bạn bị chóng mặt và mất cảm giác thăng bằng một cách rõ rệt. Cơ chế giữ thăng bằng của cơ thể bị ảnh hưởng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chóng mặt.

Thiếu thiamin

Thiếu thiamin (còn gọi là thiếu vitamin B1) là một nguyên nhân khác gây chóng mặt. Đây là một vitamin rất quan trọng để duy trì hệ thần kinh trung ương, do vậy, thiếu thiamin có thể dẫn đến cảm giác suy nhược (vì cơ thể không chuyển hóa được nguồn thực phẩm nạp vào thành năng lượng), nhịp tim bất thường vì hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

Theo thời gian, thiếu vitamin B1 cũng có thể dẫn đến bệnh cơ tim, hoặc phì đại tim, và làm cản trở lưu lượng máu chảy đến não, gây chóng mặt. Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần phải được chăm sóc y tế ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những biện pháp đơn giản khắc phục chóng mặt

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm