Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thừa cân béo phì ở trẻ em

Thừa cân béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan ở tuổi trưởng thành - tiểu đường, cao huyết áp và rối loạn mỡ máu. Thừa cân béo phì ở trẻ em cũng có thể dẫn đến tự ti và các vấn đề tâm lí khác.

Không phải tất cả trẻ em có cân nặng hơn so với tiêu chuẩn đều thừa cân hoặc béo phì. Một số trẻ có thân hình cao lớn hơn trung bình và trẻ em thường có lượng chất béo khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn không thể nhận biết bằng cách nhìn và căn cứ vào trọng lượng của trẻ.

Thế nào là thừa cân béo phì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo thừa cân và béo phì, nó liên quan đến trọng lượng và chiều cao cơ thể. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra xem liệu trọng lượng cơ thể của con bạn có gây ra các vấn đề về sức khoẻ hay không, bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng, BMI và nếu cần, có thể bổ sung các xét nghiệm khác.

Nếu bạn lo lắng về việc con tăng cân quá nhiều thì hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét lịch sử phát triển và tình trạng hiện tại của con bạn cũng như lịch sử cân nặng trong gia đình, và so sánh với biểu đồ tăng trưởng, từ đó xác định xem trọng lượng của con bạn có trong phạm vi cho phép không.

Nguyên nhân nào?

Các vấn đề về lối sống như vận động quá ít và ăn quá nhiều calo từ thực phẩm và đồ uống là những yếu tố chính gây nên béo phì ở trẻ em. Nhưng các yếu tố di truyền và hormon cũng đóng vai trò quan trọng. 

Chế độ ăn

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như thức ăn nhanh, bánh nướng và đồ ăn nhẹ công nghiệp, có thể dễ dàng khiến con bạn tăng cân. Kẹo và món tráng miệng cũng có thể gây tăng cân và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây, là thủ phạm của chứng béo phì ở một số người.

Ít tập thể dục

Trẻ em không tập thể dục thường có xu hướng tăng cân vì không đốt cháy nhiều calo. Quá nhiều thời gian dành cho các hoạt động tĩnh tại như xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử, cũng góp phần gây ra sự cố béo phì.

Các yếu tố gia đình

Nếu con bạn đến từ một gia đình có những người thừa cân, nguy cơ thừa cân ở trẻ sẽ nhiều hơn. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường gia đình có thói quen ăn nhiều thực phẩm có lượng calo cao và hoạt động thể chất không được khuyến khích.

Yếu tố tâm lý

Stress có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ. Một số trẻ em cảm thấy quá sức để đối phó với các vấn đề hoặc với những cảm xúc tiêu cực, chúng ăn để giảm stress hoặc để chống lại sự nhàm chán. Cha mẹ chúng có thể cũng có xu hướng tương tự.

Các yếu tố kinh tế xã hội

Gia đình có thể phải lựa chọn thức ăn tiện dụng trong siêu thị và có chất bảo quản, chẳng hạn như đồ đông lạnh, bánh quy.... Ngoài ra, không phải nơi sinh sống nào cũng có địa điểm phù hợp để tập thể dục.

Các biến chứng do thừa cân béo phì

Thể chất

Tiểu đường týp 2 là một bệnh mạn tính làm ảnh hưởng đến cách sử dụng đường của cơ thể. Béo phì và lối sống tĩnh tại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Hội chứng chuyển hóa có thể làm cho con bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khoẻ khác. Triệu chứng bao gồm huyết áp cao, đường trong máu cao, triglyceride cao, cholesterol HDL thấp (cholesterol tốt) và tăng mỡ nội tạng.

Hen: trẻ em thừa cân béo phì có nguy cơ mắc hen cao hơn.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)Rối loạn này - thường không có triệu chứng - gây ra mỡ tích tụ trong gan. NAFLD có thể dẫn đến sẹo và tổn thương gan.

Gãy xương: Trẻ em thừa cân béo phì thường dễ bị gãy xương hơn trẻ có cân nặng bình thường.

Xã hội và tâm lí

Hành vi và các vấn đề học tập

Trẻ thừa cân có khuynh hướng lo lắng nhiều hơn và các kỹ năng xã hội kém hơn so với trẻ bình thường. Những vấn đề này có thể dẫn đến trẻ em bị thừa cân hay có hành động quá khích và quậy phá lớp học của chúng một cách cực đoan hay có khi lại rút lui vào thế giới thu nhỏ của mình do bi quan.

Lòng tự trọng thấp và bị bắt nạt

Trẻ em thường trêu chọc hoặc bắt nạt những người bạn quá cân của mình. Những điều này thường đụng chạm đến lòng tự trọng và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Lòng tự trọng thấp có thể tạo ra cảm giác tuyệt vọng, có thể dẫn đến trầm cảm ở một số trẻ em bị thừa cân.

Dự phòng

  • Hạn chế sử dụng nước ngọt
  • Ăn nhiều rau củ quả
  • Hạn chế đi ăn các đồ ăn nhanh, hạn chế ăn ở ngoài nếu phải ăn ở ngoài hãy hướng dẫn trẻ cách lựa chọn đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Giới hạn thời gian xem tivi, sử dụng thiết bị công nghệ ít hơn 2 giờ/ngày với trẻ lớn hơn 2 tuổi. Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi không nên xem tivi.
  • Ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ thời gian ngủ.
  • Nên cho con đi khám bác sĩ dinh dưỡng ít nhất 1 lần/năm để xác định chính xác nhất tình trạng dinh dưỡng của con và có biện pháp xử lí hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Béo phì ở trẻ em

Trương Phan Nam Bình - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayo Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm