Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thời điểm trẻ em có thể tự sử dụng thuốc

Khi con cái đến tuổi thiếu niên, bạn sẽ đứng trước sự lựa chọn: nên dành cho bọn trẻ những trách nhiệm đồng nghĩa với sự tin tưởng như thế nào? Việc hướng dẫn cho trẻ tự biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như vậy: trẻ nên tập làm những việc gì và khi nào trẻ có thể được phép tự ý sử dụng thuốc?

Thời điểm trẻ em có thể tự sử dụng thuốc

Tự chăm sóc cho bản thân là một kỹ năng mà các bậc cha mẹ phải hướng dẫn cho con cái càng sớm càng tốt. Một trong những bí quyết của các bậc cha mẹ thành công trong việc này là cung cấp những hướng dẫn phù hợp với sự phát triển của trẻ theo từng lứa tuổi. Chẳng hạn như, dạy trẻ biết cách chải răng đúng từ khi trẻ 2-3 tuổi để trẻ có thể tự đánh răng khi 5 - 6 tuổi; hay việc dạy trẻ mặc quần áo ở độ tuổi mẫu giáo để trẻ có thể thực hiện tốt việc này vào độ tuổi 6-7 tuổi.

Hầu hết trẻ em vào độ tuổi cuối cấp tiểu học, tức là khoảng 8-10 tuổi đã có khả năng tự thực hiện các công việc vệ sinh cơ thể như tắm, gội đầu, đánh răng...Tuy nhiên, việc "trao quyền" cho trẻ tự sử dụng thuốc lại là một vấn đề cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào khả năng của trẻ có thể tự hoàn thành được nhiều trách nhiệm hơn, cha mẹ cần giáo dục và giám sát việc sử dụng thuốc của con mình.

Không có một lứa tuổi cố định nào để khẳng định rằng chắc chắn con bạn đã có thể tự sử dụng thuốc được rồi. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên, cha mẹ có thể cân nhắc việc từng bước cho trẻ tự sử dụng thuốc.

Dưới đây là những việc cha mẹ nên làm trong quá trình hướng dẫn trẻ tự sử dụng thuốc:

Thảo luận về việc sử dụng thuốc an toàn với con bạn 

Trẻ vị thành niên có thể nghĩ rằng uống thuốc càng nhiều thì càng tốt, dẫn đến hậu quả tai hại là trẻ có thể uống quá liều thuốc giảm đau, các thuốc không kê đơn. Nhưng một số trường hợp trẻ sợ hãi không chịu uống thuốc nên trẻ sẽ bỏ qua những liều thuốc điều trị, nhất là đối với các bệnh mãn tính, gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Do vậy, bạn cần trao đổi với trẻ để thay đổi những suy nghĩ sai lầm này, trao đổi, hướng dẫn cho trẻ tuân thủ những chỉ định của bác sỹ, cách sử dụng thuốc an toàn.

Bên cạnh đó, cần quan tâm đến những áp lực của bạn bè đồng trang lứa tác động đến trẻ. Những áp lực này khiến trẻ có thể làm những việc mà chúng thực sự không muốn làm, chẳng hạn như lạm dụng thuốc hoặc bỏ dùng các thuốc điều trị.

Trong gia đình, hãy tạo một môi trường có sự tin tưởng giữa con cái và cha mẹ, nơi mà các con bạn được khuyến khích thảo luận về việc sử dụng thuốc đúng cách hay các vấn đề sức khỏe khác nếu chúng có thắc mắc.

Những lưu ý quan trọng bạn cần hướng dẫn các con của mình

Hướng dẫn cho trẻ tuân thủ những chỉ định của bác sỹ, cách sử dụng thuốc đúng và tránh dùng thuốc quá liều. Hãy nhớ trao đổi với trẻ càng chi tiết càng tốt về: thời điểm dùng thuốc, số lần sử dụng mỗi ngày, cách sử dụng mỗi loại thuốc (uống, xịt mũi họng, bôi ngoài da...), những điều cần phải theo dõi sau khi sử dụng thuốc, khi nào cần phải ngừng sử dụng thuốc.

Giám sát trẻ sử dụng thuốc đúng: với những trẻ cần dùng thuốc thường xuyên khi bị dị ứng, hen phế quản, tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác, ngay cả khi đã cho phép trẻ tự sử dụng thuốc, cha mẹ vẫn cần tiếp tục giám sát việc sử dụng các loại thuốc này để đảm bảo rằng thuốc được sử dụng đúng cách. Với một khối lượng thuốc lớn và sử dụng thường xuyên rất dễ xảy ra những sai sót của trẻ về việc sử dụng thuốc. Hàng ngàn trẻ em phải cấp cứu mỗi năm bởi việc tự ý sử dụng thuốc không kê đơn hoặc sử dụng thuốc quá liều.

Biết cách đọc nhãn thuốc: tất cả thông tin quan trọng về cách sử dụng, liều lượng, tác dụng phụ đều được ghi trên nhãn thuốc. Hãy cùng với con bạn tìm hiểu và đọc nhãn thuốc này nếu trẻ phải sử dụng thuốc dù ngắn hay dài ngày.

Không bao giờ chia sẻ thuốc của mình với bạn bè: luôn nhắc nhở con rằng, thuốc này chỉ được kê riêng cho con, chỉ dùng cho con. Đôi khi, con bạn có thể muốn chia sẻ thuốc với bạn bè khi các bạn của chúng gặp những vấn đề sức khỏe tương tự. Nhưng điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn bè chúng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc không điều trị khỏi được căn bệnh của bạn bè.

Không dùng thuốc quá liều được bác sỹ kê đơn: trẻ vị thành niên thường nghĩ nhiều thuốc hơn thì có tác dụng tốt hơn nhưng chính điều này lại khiến chúng dùng quá liều thuốc. Chỉ được sử dụng theo liều lượng được qui định trên nhãn và theo kê đơn của bác sỹ. Hãy chia sẻ với các con về những hậu quả của việc sử dụng thuốc quá liều.

Không sử dụng các loại thuốc dành cho người lớn: các loại thuốc dành cho người lớn thì không phù hợp với trẻ em về liều dùng, dạng sử dụng. Vì vậy, không cho trẻ sử dụng và luôn nhắc nhở trẻ không dùng các loại thuốc dành riêng cho người lớn.

Bảo quản thuốc an toàn: luôn để thuốc ở nơi an toàn, trong các hộp, tủ có khóa và tránh xa tầm với của trẻ em.

Hướng dẫn trẻ biết những việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp như: dừng thuốc, kêu gọi sự trợ giúp của người xung quanh, gọi các số diện thoại khẩn cấp...

Tham khảo thêm thông tin về bài viết tại: Những điều cần biết về sử dụng thuốc ngoài hướng dẫn

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm