Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Câu chuyện về biến đổi khí hậu ngày càng được nhiều người quan tâm hơn, cùng với mối lo lắng đó chính là sự ấm lên của toàn cầu ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống trong đó có sức khỏe con người

Sự ấm lên toàn cầu đang ngày càng gia tăng do lượng khí thải nhà kính vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ví dụ, khí hậu của Australia hiện nay ấm lên 10C kể từ năm 1910 và cùng với đó là nhiệt độ toàn cầu cũng tăng thêm 3-50C  trong 1 thế kỷ.

Vậy tăng nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người?

Trước hết hãy tìm hiểu cơ chế điều hòa nhiệt của cơ thể. Giống như phần lớn động vật có vú và chim, con người là động vật hằng nhiệt và nội nhiệt (dung máu để làm ấm), nghĩa là nhiệt độ bên trong cơ thể tối đa (khoảng 36.8°C +/− 0.5°C) bị ảnh hưởng hưởng bởi nhiệt độ môi trường bên ngoài tối thiểu.

Nếu ngồi yên trong nhà với nhiệt độ không khí khoảng 220C chúng ta cũng tạo thêm ra 150C nữa để giữ nhiệt độ ở trung tâm ở khoảng 370C. Thậm chí nếu nhiệt độ ở mức 370C thì chuyển hóa của chúng ta vẫn tiếp tục sản sinh ra thêm nhiệt. Lượng nhiệt dư thừa này được thải ra môi trường bên ngoài thông qua việc bốc hơi mồ hôi trên da. Sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm ở bề mặt da và lớp không khí ở đường biên sẽ quyết định đến tốc độ trao đổi nhiệt. Nếu không khí xung quanh nóng và ẩm, nhiệt mất đi sẽ chậm hơn, chúng ta sẽ dụ trữ thêm nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Đó là lý do tại sao chúng ta lại nóng, không khí khô sẽ dễ chịu hơn và không khí ẩm vì không khí khô sẽ dễ dàng làm bốc hơi mồ hôi hơn. Gió cũng sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của mồ hôi và tỏa nhiệt nhanh hơn.

Đọc thêm bài viết: Sốt ở trẻ em và người lớn

Khi nào chúng ta bị sốc nhiệt?

Tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể gây chết người vì khi đó cơ thể không thể mất đủ nhiệt để duy trì nhiệt độ trung tâm ở mức an toàn. Khi nhiệt độ trung tâm của chúng ta ở mức 38,50C cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và rất nhiều các triệu chứng sẽ leo thang khi nhiệt độ trung tâm tiếp tục tăng lên ra khỏi phạm vi an toàn cho các cơ quan nội tạng  hoạt động trong đó có não bộ, tim mạch và thận.

Giống như cho 1 quả trứng vào lò vi sóng, protein của chúng sẽ bị biến tính khi tiếp xúc với nhiệt. Tuy nhiên một số người lại có thể thích ứng được với nhiệt độ cao, chẳng hạn như vận động viên đua xe đạp Tour de France có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 400C khi đạt đến giai đoạn tới hạn. Mặc dù nhiệt độ này có thể gây ra tử vong cho đa số người khác.

Hoạt động giống như một chiếc máy bơm, tim giúp duy trì huyết áp một cách tối ưu giúp máu nóng đi khắp cơ thể và đưa máu đến những cơ quan quan trọng nhất. Tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan sẽ làm cho hoạt động của tim tăng lên đáng kể. Tim phải tăng lực của mỗi lần co bóp và tăng tốc độ co bóp mỗi phút. Nếu cơ cũng đang hoạt động, chúng cũng sẽ cần tăng lưu lượng máu. Nếu mọi thứ xảy ra cùng một lúc, tăng tiết mồ hôi sẽ dẫn đến mất nước, thể tích máu hạ thấp, tim sẽ phải làm việc cật lực hơn nữa.

Tim là một khối cơ, vì thế cũng chúng cần cung cấp nhiều máu khi làm việc vất vả. Nhưng khi bơm máu trở nên nhiều hơn và nhanh hơn thì nhu cầu máu sẽ không còn được cung cấp đầy đủ nữa, tim sẽ bắt đầu suy yếu. Rất nhiều ca tử vong nhiệt là do bị trụy tim.

Những ai có yếu tố nguy cơ cao?

Người cao tuổi thường là những người dễ tổn thương do quá tải nhiệt. Tuổi cũng liên quan đến các bài tập kị khí và khả năng  phát hiện ra thiếu nước và quá tải nhiệt.

Béo phì cũng dễ nhạy cảm với nhiệt. Chất béo hoạt động như một lớp cách nhiệt, và khi hoạt động cũng cần nhiều mạch máu để cung cấp máu tốt hơn. Trọng lượng cao cũng yêu cầu phải huy động nhiều cơ hoạt động hơn khi di chuyển.

Một số tình trạng bệnh lý có thể làm việc giảm khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ do làm gián đoạn cơ chế tự nhiên cần để đối phó với nhiệt. Chẳng hạn như bệnh lý phải uống thuốc hạ nhịp tim, hạ huyết áp bằng cách giãn mạch hoặc ngăn việc tiết mồ hôi.

Nhiệt độ trung tâm cũng tăng khoảng nửa độ trong suốt nửa cuối của quá trình mang bầu do sự đáp ứng của hormone và tăng tỷ lệ chuyển hóa. Sự tăng trưởng của bào thai và nhau thau cũng phụ thuộc và việc tăng lư lượng máu. Sự tiếp xúc của bào thai với những nhiệt độ khắc nghiệt có thể dẫn đến việc sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.

Đọc thêm bài viết: Triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh

Chúng ta không chỉ thích nghi?

Cơ thể chúng ta có thể thích nghi với trời nóng mà còn tự hạn chế việc này. Ở một số nhiệt độ quá nóng để tim mạch có thể xử lý và tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể đặc biệt là khi di chuyển hoặc tập thể dục. Chúng ta cũng hạn chế được tình huống trên bằng cách giảm khả năng trữ nước và điện giải và tăng lượng nước hấp thu ở đường ruột. Ra mồ hôi sẽ dẫn tới mất nươc và điện giải và kết quả của việc mất cân bằng điện giải có thể nahr hưởng đến nhịp tim.

Sự gia tăng số ca chết chỉ xảy ra ở những nơi vốn dĩ đã rất nóng như Ấn độ và Pakisstan. Khi chạm tới ngưỡng 500C vượt quá khả năng cơ thể con người có thể giữ cho nhiệt độ trung tâm ở ngưỡng an toàn. Điều đáng nói là thời tiết càng ngày càng nóng hơn, kéo dài hơn và xuất hiện thường xuyên hơn. Chúng ta không thể sống cả đười trong nhà với điều hòa nhiệt độ được. Bên cạnh đó, những ngày nắng đỉnh điểm thế, điều hòa nhiệt độ cũng phải vật lộn với việc thải bớt 250C để làm mát không khí bên trong nhà.

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

Xem thêm