Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 thực phẩm nên tránh khi bạn có cơn đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu, trong đó chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ.

Mối liên hệ giữa chứng đau nửa đầu và chế độ ăn uống

Đau nửa đầu (hay còn được gọi là đau đầu Migraine), là tình trạng đau một bên đầu dữ dội, đột ngột, có thể đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng.

Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài vài giờ, thậm chí kéo dài mấy ngày, đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, khả năng làm việc và chất lượng sống của người bệnh.

Mặc dù chứng đau nửa đầu có thể phát sinh do nhiều yếu tố và những yếu tố này khác nhau ở mỗi người nhưng chế độ ăn uống có liên quan đến tình trạng này. Trong đó một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa các chất có thể gây ra các cơn đau nửa đầu. Hay việc bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ khiến cơ thể bị đói cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

Nguyên nhân gây đau đầu khi đói có thể do bạn bị hạ đường huyết, mất nước. Cơn đau thường nhẹ hoặc vừa phải và thường sẽ hết trong vòng 72 giờ hoặc sớm hơn sau khi ăn.

5 thực phẩm nên tránh khi bạn có cơn đau nửa đầu - Ảnh 2.

Cơn đau nửa đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Theo BSCKII Khúc Thị Nhẹn, nguyên Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện E, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc khởi phát cơn đau nửa đầu Migraine như: yếu tố tâm lý, môi trường, thức ăn… Phương pháp điều trị đau nửa đầu bao gồm điều trị cắt cơn đau và điều trị dự phòng.

Bệnh nhân đau nửa đầu cần phải được phổ biến kiến thức để biết cách phòng tránh những yếu tố khởi phát cơn đau cũng như biết cách dự phòng. Các yếu tố khởi phát cần phải tránh bao gồm: Thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, hoạt động thể lực mạnh, tiếng ồn, thay đổi nhịp sinh học, nước hoa hoặc khói thuốc lá, độ cao, phơi nắng, chói mắt; tránh thức ăn như rượu, cà phê, sô cô la, tránh bỏ bữa…

Một số thực phẩm nên tránh khi có cơn đau nửa đầu

Rượu

Tác nhân có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu phổ biến nhất là rượu bia. Nghiên cứu cho thấy, một số chất trong một số đồ uống có cồn, đặc biệt là histamine, tyramine và sulfites có liên quan đến các cơn đau đầu. Tuy nhiên, phần lớn các bằng chứng cho thấy bản thân rượu gây ra chứng đau nửa đầu vì nó làm giãn mạch máu.

Sô cô la

Sô cô la có thể là tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Điều này được cho là do sự hiện diện của beta-phenylethylamine, một hợp chất hữu cơ kích thích hệ thống thần kinh trung ương và não bộ.

Bột ngọt (mì chính)

Mì chính là phụ gia thực phẩm được dùng nhiều nhất trong chế biến thực phẩm công nghiệp và chế biến các món ăn. Có một số người cảm thấy dễ bị đau nửa đầu khi sử dụng nhiều mì chính.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mì chính nói chung là an toàn để tiêu thụ. Trên thực tế, nó đã có sẵn một cách tự nhiên trong cơ thể con người.

Thành phần chính của mì chính là glutamate, một loại axit amin phổ biến giúp cấu tạo nên protein trong cơ thể sống. Mì chính có vị umami (hay còn gọi là vị ngọt thịt), giúp làm nên vị ngon cho món ăn.

Theo cơ quan này, trong nhiều năm, FDA đã nhận được báo cáo về các triệu chứng như đau đầu và buồn nôn sau khi ăn thực phẩm có chứa mì chính. Những báo cáo về tác động bất lợi này đã khiến FDA yêu cầu nhóm khoa học độc lập - Liên đoàn các Hiệp hội Sinh học thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB) kiểm tra tính an toàn của mì chính vào những năm 1990.

Báo cáo của FASEB kết luận rằng mì chính là an toàn. Một số triệu chứng ngắn hạn, thoáng qua và nhìn chung là nhẹ như: nhức đầu, tê, đỏ bừng, ngứa ran, đánh trống ngực và buồn ngủ có thể xảy ra ở một số người nhạy cảm khi tiêu thụ 3g bột ngọt trở lên mà không có thức ăn.

Thịt chế biến sẵn

Các nitrat, tyramine được sử dụng để bảo quản các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt ướp muối, thịt nguội hoặc thịt xông khói cũng được cho là tác nhân gây đau nửa đầu.

5 thực phẩm nên tránh khi bạn có cơn đau nửa đầu - Ảnh 4.

Thịt chế biến sẵn không tốt cho người bệnh đau nửa đầu.

Caffeine

Đau đầu có thể gặp ở những người sử dụng caffeine thường xuyên dẫn đến sự giãn nở các mạch máu. Khi cơ thể không nhận được lượng caffeine quen dùng, các mạch máu có thể co lại và dẫn đến đau đầu. Vì vậy, không nên đột ngột cắt giảm caffeine mà nên giảm từ từ.

Người bệnh bị đau nửa đầu được khuyên nên ăn uống lành mạnh với các thực phẩm tươi, rau xanh, trái cây và protein nạc. Hạn chế hoặc tránh những thực phẩm có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng cơn đau nửa đầu như: muối, thịt chế biến sẵn, rượu, nước ngọt… Nên ăn đúng giờ, lưu ý không bỏ bữa. Khoảng thời gian dài giữa các bữa ăn có thể gây ra các cơn đau nửa đầu hoặc khiến cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn do lượng đường trong máu thấp. Vì vậy, người bệnh nên ăn các bữa ăn nhỏ để tránh cơ thể bị đói và uống đủ nước.
 
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

Xem thêm