Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao trẻ đi nhón chân?

Nếu bạn đang lo lắng khi thấy con đi nhón chân, hãy đọc bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Đi nhón chân là khi trẻ đi bằng mũi bàn chân, gót chân không chạm đất. Điều này thường khá phổ biến ở trẻ mới biết đi khi chúng tập đi. Hầu hết trẻ em ngừng đi nhón chân khi được 2 tuổi.

Nguyên nhân nào gây ra tật đi nhón chân?

Trẻ có thể đi bằng ngón chân vì:

  • Trẻ đang tập đi
  • Trẻ có cơ bắp săn chắc
  • Gân gót của trẻ căng cứng
  • Trẻ bị rối loạn thần kinh như bại não hoặc tự kỷ
  • Trẻ mắc chứng loạn dưỡng cơ, gây tổn thương cơ

...

Đi nhón chân có thể gây ra vấn đề gì?

Đi nhón chân có thể khiến trẻ dễ bị ngã. Nếu để trẻ đi nhón gót trong một thời gian dài, cơ bắp chân sẽ bị cứng và rút lại dẫn tới tình trạng khi đi mũi chân chĩa ra ngoài hoặc chụm vào trong. Nếu không được chữa trị kịp thời, khi lớn lên trẻ sẽ dễ gặp tình trạng đau bàn chân, cổ chân, đau đầu gối, nguy hiểm hơn là vẹo cột sống.

Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tật đi nhón chân?

Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng đi nhón chân bằng cách đặt câu hỏi và khám lâm sàng cho trẻ. Nếu cần, trẻ có thể làm các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm điện cơ đồ EMG để xem các cơ và dây thần kinh hoạt động như thế nào
  • Phân tích dáng đi để kiểm tra chuyển động trong khi đi bộ
  • Xét nghiệm thần kinh để xem liệu có vấn đề về cách thức hoạt động của não và tủy sống hoặc chậm phát triển hay không

Trẻ em đi nhón chân có thể cần đến gặp bác sĩ chỉnh hình phục hồi chức năng (bác sĩ điều trị các vấn đề ảnh hưởng đến xương và khớp).

Why Does My Child Toe Walk? — KTL Therapy

Nguyên nhân trẻ đi nhón chân

Ở những trẻ bị chứng đi nhón chân, gân gót và cơ ở cẳng chân trên bị ngắn lại, khiến cho gót chân bị nhón lên mà không thể quay về vị trí cũ, nên trẻ không thể đặt gót chân xuống nền nhà được.

Tuy nhiên xét về mặt tâm thần kinh, trong số các bệnh nhi, chứng đi nhón chân có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, có thể như:

  • Bại não: Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể do bệnh bại não gây ra – đây là một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế gây ra bởi chấn thương hoặc sự phát triển không bình thường trong các phần chưa trưởng thành của não, kiểm soát chức năng cơ bắp.
  • Loạn dưỡng cơ: Chứng đi nhón chân ở trẻ đôi khi xảy ra khi trẻ mắc bệnh teo cơ. Đây là một căn bệnh di truyền trong đó các sợi cơ rất dễ bị tổn thương và suy yếu theo thời gian. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh vì nguyên nhân này nếu ban đầu trẻ vẫn đi bình thường, sau 1 thời gian bắt đầu có dấu hiệu trẻ đi nhón chân.
  • Trẻ bị tự kỷ: Một phức hợp các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người khác.

Đọc thêm bài viết: Có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không?

Làm thế nào để các bác sĩ điều trị tật đi nhón gót?

Nhiều trẻ sẽ tự khắc phục được tình trạng đi nhón gót chân mà không cần điều trị. Vì vậy, các bác sĩ có thể chờ xem đứa trẻ phát triển thế nào. Nếu việc đi bằng ngón chân vẫn tiếp tục hoặc nếu trẻ có lý do thể chất để đi bằng ngón chân (chẳng hạn như cơ hoặc gân bị căng), việc điều trị có thể bao gồm:

  • Vật lý trị liệu
  • Băng hoặc nẹp chân
  • Bó bột
  • Phẫu thuật

Khi nào bạn nên cho trẻ đi khám?

Nếu bạn thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau thì bạn nên cho trẻ đi khám sớm để được các bác sĩ điều chỉnh

  • Con bạn đã hơn 2 tuổi và vẫn chưa biết đi
  • Con bạn đang đi bình thường và sau đó bắt đầu tập đi nhón chân
  • Con bạn đi nhón chân và bạn lo lắng về sự phát triển của chúng

Làm thế nào cha mẹ có thể giúp trẻ?

Nếu trẻ đi nhón chân, hãy giúp chúng làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu con bạn dưới 2 tuổi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên quay lại sau vài tháng để kiểm tra xem việc đi lại và thói quen đi nhón chân có thay đổi tiến triển gì không

Và nếu có thể bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau để cải thiện cho trẻ:

  • Thực hiện các bài tập kéo dãn hoặc tăng cường sức mạnh.
  • Điều trị vật lý trị liệu.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình.
  • Mang nẹp chân cho trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi là gì? 

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Kidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm