Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chấn thương đầu ở trẻ em

Khi trẻ bị ngã, đặc biệt ngã đập đầu, mẹ nên cẩn thận theo dõi tình hình nếu không muốn xảy ra bất cứ nguy hiểm nào từ ca chấn thương đầu tưởng chừng vô hại này!

Chấn thương đầu ở trẻ em

Chấn thương đầu được chia thành 2 loại:

  • Tốn thương bên ngoài( thường là da đầu)
  • Tổn thương bên trong, bao gồm hộp sọ, mạch máu bên trong hộp sọ và não.

May mắn thay, hầu hết trẻ em khi ngã hoặc đập đầu thường chỉ gây tổn thương da dầu, và thường gây sợ hãi nhiều hơn là nguy hại. Tốn thương bên trong thường nghiêm trọng hơn vì nó có thể gây chảy máu hoặc gây tổn thương não.

  1. Tổn thương bên ngoài (da đầu)

Da đầu chứa rất nhiều mạch máu, chính vì thế chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể gây chảy nhiều máu. Đôi khi những tĩnh mạch trên da đầu có thể rò rỉ dịch và máu. Nhìn bề ngoài giống như một vết sưng bầm trên đầu và thường phải mất nhiều ngày thậm chí một tuần thì mới khỏi.

Những việc cần làm:

  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bé nhà bạn dưới 7 tuổi bị mất nhận thức; hoặc trẻ ở bất kì độ tuổi nào có những triệu chứng sau:
  • khóc không ngừng
  • kêu đau đầu và cổ (những đứa trẻ bé hơn hoặc đang bập bẹ có thể quấy khóc nhiều hơn)
  • nôn nhiều lần
  • khó tỉnh dậy
  • khó dỗ dành
  • không nói chuyện hoặc đi lại bình thường
  • Nếu bé nhà bạn không phải là trẻ sơ sinh, không bị mất nhận thức và phản ứng nhanh nhẹn, cư xử bình thường sau khi ngã hoặc đập đầu:
  • Chườm lạnh vết thương khoảng 20 phút mỗi 3-4 giờ.
  • Khi chườm đá nên bọc trong khăn tắm, đá lạnh được chườm trực tiếp có thể gây tổn thương chỗ da bị trầy xước.
  • Theo dõi trẻ cẩn thận trong vòng 24 giờ.
  • Nếu bạn phát hiện dấu hiệu của tổn thương bên trong, hãy lập tức gọi cho bác sĩ.
  • Nếu sự việc xảy ra bất ngờ gần giờ ngủ trưa hoặc ngủ tối và bé nhà bạn đi ngủ luôn ngay sau đó, hãy kiểm tra một vài lần trong lúc bé đang ngủ.
  • Nếu sắc mặt và cách thở của bé bình thường, và bạn không thấy có vấn đề gì, cứ để bé ngủ (trừ khi bác sĩ đưa ra những lời khuyên khác). Không nhất thiết phải giữ bé tỉnh ngủ khi bé có chấn thương đầu.
  • Nếu bạn thấy không yên tâm về tình trạng của bé, đánh thức bé bằng cách cho bé ngồi dậy. Bình thường bé sẽ hét ầm ĩ lên và cố gắng ngồi vững. Nếu bé có biểu hiện thẫn thờ, gật gù, cố gắng đánh thức bé tỉnh hoàn toàn. Nếu bạn không thể đánh thức bé tỉnh ngủ hoặc bé có những dấu hiệu của tốn thương bên trong, ngay lập tức gọi cho bác sĩ hoặc 115 để gọi xe cứu thương.

Tổn thương bên trong

Dịch não tủy là một chất dịch trong suốt làm đệm giúp não không bị tốn thương. Nhưng nếu có một cú đập đầu mạnh có thể khiến não bị đập vào một bên của hộp sọ hoặc gây chảy máu.

Một vài tổn thương bên trong đầu có thể rất nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Bao gồm vỡ xương sọ, vỡ mạch máu, hoặc tổn thương não.

Rất khó để biết mức độ nghiêm trọng của một chấn thương đầu, chính vì thế việc cần làm là đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Triệu chứng và những điều cần làm

Gọi 115 nếu bé nhà bạn có những triệu chứng sau sau khi có chấn thương đầu:

  • không tỉnh táo trong thời gian dài
  • thở không bình thường
  • vết thương nghiêm trọng có thể thấy được
  • chảy máu hoặc dịch trong suốt từ mũi, tai, hoặc miệng
  • rối loạn thị lực hoặc ngôn ngữ
  • yếu hoặc liệt
  • đau cổ hoặc cứng cổ
  • co giật

Nếu bé nhà bạn không tỉnh táo:

  • Không di chuyển bé trong trường hợp có tốn thương cổ hoặc cột sống.
  • Gọi sự giúp đỡ từ người khác
  • Quay người đứa bé đang nôn hoặc co giật sang một bên trong khi giữ đầu và cổ thẳng hàng. Điều này giúp ngăn tức thở và bảo vệ bé trong trường hợp cổ và đầu có tổn thương.

Nếu trẻ còn tỉnh táo:

  • Giữ bé bình tĩnh và cố định.
  • Nếu có chảy máu, dùng băng cứu thương sạch hoặc vô khuẩn băng lại.
  • Không rửa vết thương sẽ khiến cho máu chảy nhiều và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trong nếu hộp sọ bị vỡ.
  • Không ấn trực tiếp vào vết thương nếu bạn nghi ngờ hộp sọ bị vỡ.
  • Không di chuyển bất kì vật gì bị mắc kẹt trong hộp sọ.

Choáng

Choáng là sự mất tạm thời chức năng bình thường của não do chấn thương - đây cũng là một loại tổn thương bên trong có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.

Trong nhiều trường hợp, choáng có thể nhẹ và không gây tổn thương về sau. Trẻ bị choáng thường hồi phục trong vòng một hoặc hai tuần mà không để lại vấn đề gì về sức khỏe.

Chơi thể thao là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến choáng. Để bảo vệ trẻ , hãy chắc chắn rằng chúng mang những vật dụng bảo vệ phù hợp, không để trẻ tiếp tục chơi nếu chúng vừa có chấn thương đầu.

Nếu trẻ đang có một tổn thương ở đầu, theo dõi những dấu hiệu có thể có của choáng như:

  • "nhìn thấy sao" và cảm thấy mơ màng, chóng mặt hoặc không tỉnh táo
  • mất trí nhớ, ví dụ khó khăn trong việc nhớ lại những gì đã xảy ra trước và sau chấn thương.
  • nôn
  • đau đầu
  • nhìn mờ và nhạy cảm với ánh sáng
  • nói lắp hoặc nói những thứ không có ý nghĩa
  • khó khăn trong việc tập trung, suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định
  • khó điều chỉnh hoặc lấy thăng bằng( ví dụ không thể bắt quả bóng hoặc thực hiện những động tác dễ khác)
  • lo sợ hoặc dễ cáu kỉnh mà không có lí do

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị chóang hãy thông báo ngay cho bác sĩ

Ngăn ngừa chấn thương đầu

Rất khó để không để trẻ gặp bất cứ chấn thương nào, nhưng đây là một số cách bạn có thể sử dụng để ngăn trẻ bị đập đầu

Chắc chắn rằng:

  • nhà bạn là nơi an toàn cho trẻ để tránh những tai nạn trong nhà
  • trẻ luôn được mặc đồ bảo hộ phù hợp và thiết bị an toàn khi đạp xe, trượt ván và những môn thể thao tương tác
  • trẻ luôn sử dụng dây thắt an toàn hoặc ngồi ở vị trí an toàn
  • trẻ không tiếp tuc chơi những trò chơi hoặc những môn thể thao khó cho đến khi bác sĩ đồng ý. Nếu trẻ lại bị tổn thương não trong thời gian hồi phục, sẽ mất nhiều thời gian hơn để trẻ hồi phục hoàn toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải làm gì nếu em bé ngã từ trên giường xuống?

Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm