Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân biệt hai loại cholesterol HDL và LDL

Cholesterol thường xuyên bị đổ tiếng là gây hại cho sức khỏe con người, nhưng chúng lại cực kỳ cần thiết cho những chức năng sinh học của cơ thể con người. Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo ra hormone và vitamin D cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Gan tạo ra đủ lượng cholesterol để phục vụ cho các nhiệm vụ trên nhưng cơ thể không chỉ lấy cholesterol từ gan mà còn từ thực phẩm chúng ta ăn vào nữa. Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cholesterol khiến nồng độ chất này tăng cao và từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cholesterol thường xuyên bị đổ tiếng là gây hại cho sức khỏe con người, nhưng chúng lại cực kỳ cần thiết cho những chức năng sinh học của cơ thể con người. Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo ra hormone và vitamin D cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Gan tạo ra đủ lượng cholesterol để phục vụ cho các nhiệm vụ trên nhưng cơ thể không chỉ lấy cholesterol từ gan mà còn từ thực phẩm chúng ta ăn vào nữa. Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cholesterol khiến nồng độ chất này tăng cao và từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

HDL và LDL cholesterol

Có hai loại cholesterol là lipoprotein tỷ trong cao (HDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Lipoprotein được tạo ra từ mỡ và protein. Cholesterol di chuyển được trong cơ thể là nhờ có lipoprotein.

HDL được biết đến là loại cholesterol tốt vì chúng vấn chuyển cholesterol đến gan giúp giải phóng cholesterol ra khỏi cơ thể. HDL giúp cơ thể đào thải lượng cholesterol bị thừa tránh ảnh hưởng đến các mạch máu.

LDL lại bị gọi là cholesterol xấu vì chúng mang cholesterol đến các mạch máu nơi mà chúng sẽ tích tụ bồi đắp làm dầy thành mạch lên hay còn gọi là xơ vữa mạch. Việc này dẫn đến tăng nguy cơ hình thành cụ máu đông ở mạch. Cục máu đông vỡ ra di chuyển đến các mạch máu hẹp ở tim hoặc não sẽ gây ra đột quỵ. Thành mạch bị dầy cũng làm cản trở lưu thông của dòng máu và oxi đến các cơ quan bên trong cơ thể. Thiếu oxi cũng sẽ gây ra hư hỏng các nội tạng và gây ra đột quỵ tim và não.

Hiểu biết về các con số

Bạn có thể có lượng cholesterol cao nhưng lại chưa xuất hiện triệu chứng nào đáng chú ý.

Cách để nhận biết được lượng cholesterol cao là đi xét nghiệm máu để định lượng cholesterol (mg/dL) Khi có kết quả xét nghiệm bạn nên để ý thấy:

  • Tổng lượng Cholesterol hay cholesterol toàn phần bao gồm có HDL, LDL,và 20%lượng triglyceride.
  • Triglycerid: lượng chất này nên dưới 150mg/dL. Triglycerid là một chất béo khá phổ biến. Nếu lượng chất nàu cao thì lượng LDL cũng cao trong khi đó HDL sẽ giảm  đồng nghĩa là nguy cơ mắc xơ vữa mạch cũng sẽ cao hơn.
  • HDL: lượng chất này càng cao càng tốt, và nên cao hơn ít nhất 55mg/dL với nữ và 45mg/dL với nam.
  • LDL: càng thấp càng tốt. Con số không nên vượt quá 130mg/dL nếu bạn không mắc bệnh tim mạch, các bệnh mạch máu hoặc tiểu đường, và không nên cao hơn 100mg/dL nếu bạn bị những bệnh trên hoặc có lượng cholesterol toàn phần cao.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cholesterol

Các yếu tố lối sống có thể gây ra tình trạng tăng cholesterol bao gồm:

Béo phì

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, nhiều chế phẩm sữa nguyên kem, chất béo bão hòa, chất béo dạng trans và thực phẩm chế biến sẵn.

Có vòng eo to (trên 101cm với nữ và trên 89 với nam)

Lười vận động

Trong một nghiên cứu được xuất bản năm 2013, người ta thấy những người hút thuốc lá điển hình luôn có lượng HDL thấp hơn những người không hút thuốc. Những người bỏ thuốc lá sẽ tăng HDL trở lại.

Người ta cũng ko rõ là liệu stress có là nguyên nhân gây tăng cholesterol không. Nhưng stress không kiểm soát có thể dẫn đến những hành vi không lành mạnh gây tăng LDL và cholesterol toàn phần.

Trong một số  trường hợp tăng LDL di truyền do đột biến gen ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ LDL cholesterol của gan. Do vậy đẫn đến tăng lượng LDL và làm tăng nguy cơ đột quỵ tim và đột quỵ não ở tuổi rất trẻ.

Điều trị chứng tăng cholesterol

Để điều trị tăng cholesterol, bác sỹ sẽ khuyến khích mọi người thay đổi lối sống:

  • Bỏ hút thuốc
  • Có chế độ ăn lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm căng thẳng.

Đôi khi sự thay đổi lối sống vẫn chưa đủ để giảm lượng cholesterol, đặc biệt là khi tăng cholesterol di truyền. Lúc đó, bạn sẽ cần đến một hoặc nhiều loại thuốc  như:

  • Statin để giúp gan loại bỏ cholesterol
  • Thuốc gắn acid mật giúp cơ thể sửu dụng nhiều cholesterol sản xuất mật
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol để ngăn ngừa ruột non hấp thụ cholesterol và giải phóng cholesterol vào máu
  • Thuốc dạng tiêm giúp gan hấp thu nhiều LDL
  • Thuốc và thực phẩm chức năng giúp giảm lượng triglyceride có thể chứa các chất như niacin, acid béo omega 3 và fibrates.

Tác dụng của chế độ ăn

Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cao ăn nhiều thực phẩm dưới đây sẽ giúp giảm cholesterol và giảm HDL:

  • Nhiều hoa quả và rau củ
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc
  • Các loai cá béo như cá hồi, cá mòi,…
  • Các loại hạt chứa dầu không thêm muối và đậu đỗ
  • Dầu ôliu

Những thực phẩm có thể làm tăng LDL cholesterol nên tránh:

  • Thịt đỏ
  • Thực phẩm chiên rán
  • Các đồ nướng làm từ chất béo dạng trans hoặc chất béo bão hòa
  • Các chế phẩm của sữa đã giảm béo
  • Thực phẩm sử dụng dầu được hydro hóa

Được chẩn đoán tăng cholesterol không có nghĩa là bạn sẽ bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nhưng nguy cơ mắc bệnh vẫn luôn quẩn quanh đó nếu bạn không kiểm soát tốt lượng cholesterol. Lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn luôn có một trái tim khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Top 10 câu hỏi về tăng cholesterol máu

 

 

Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm